Loading


Quyết định 1520/QĐ-BTP năm 2020 về Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1520/QĐ-BTP
Ngày ban hành 02/07/2020
Ngày có hiệu lực 02/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1520/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Bộ, ngành, địa phương;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg thường trực Trương Hòa Bình (để báo cáo);
- Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Văn phòng Quốc hội (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Sở Tư pháp, Cục THADS các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TTLLTPQG.

BTRƯỞNG




Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 152
0/QĐ-BTP ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, đầy đủ để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP tùng bước vững chắc; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt và lâu dài; gắn việc quản lý cơ sở dữ liệu LLTP với cấp Phiếu LLTP; bước đầu góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Sau 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định của Luật LLTP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản luật mới được ban hành như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 với nhiều chế định mới, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến pháp luật về LLTP. Vì vậy, cần phải tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện 10 năm thi hành Luật này để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác LLTP, đặc biệt có cơ sở thực tiễn nhằm phục vụ nghiên cứu, sửa đổi Luật LLTP cũng như đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp giữa Luật LLTP với Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật mới được ban hành, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP, gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổng kết, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được trong 10 năm thi hành Luật LLTP.

b) Đánh giá sự phù hợp của Luật LLTP với Hiến pháp năm 2013, sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật LLTP với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Thi hành án hình sự năm 2019, các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam gia nhập hoặc là thành viên và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

c) Làm rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật LLTP; tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác LLTP; trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ về việc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật LLTP.

d) Tuyên dương, khen thưởng, khích lệ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác LLTP.

2. Yêu cầu

a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện trên phạm vi toàn quốc cũng như trong phạm vi từng Bộ, ngành có liên quan và các địa phương; bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu đặt ra và triển khai đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

[...]
1