Loading


Quyết định 164/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam dến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 164/2002/QĐ-TTg
Ngày ban hành 18/11/2002
Ngày có hiệu lực 03/12/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 164/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 164/2002/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 752/BXD-VLXD ngày 23 tháng 5 năm 2002; của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 6493 BKH/CN ngày 11 tháng 10 năm 2002;
Căn cứ kết luận cuộc họp các Bộ, ngành liên quan tại Văn phòng Chính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2002,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Quan điểm phát triển:

- Về đầu tư:

Phát triển công nghiệp xi măng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sản phẩm có sức cạnh tranh ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh, quốc phòng. Chỉ đầu tư xây dựng các dự án xi măng nằm trong quy hoạch được phê duyệt với công nghệ tiên tiến, suất đầu tư thấp, chủ đầu tư có năng lực; ưu tiên đầu tư các dự án có công suất từ 1 triệu tấn xi măng/năm trở lên, đồng thời huy động tối đa công suất của các cơ sở sản xuất xi măng hiện có để đáp ứng nhu cầu xi măng của các địa phương.

- Về công nghệ:

Sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; đồng thời khuyến khích mạnh để đẩy nhanh việc sản xuất, gia công máy móc, thiết bị và linh kiện chế tạo trong nước, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; đa dạng hoá sản phẩm xi măng, phổ cập sản xuất xi măng mác PCB 40 chất lượng cao.

- Về quy mô công suất:

Ưu tiên phát triển các dự án đầu tư quy mô công suất lớn và có xem xét điều kiện cụ thể của từng dự án để lựa chọn quy mô thích hợp.

- Về nguồn vốn đầu tư:

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán...) để đầu tư xi măng. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn và hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Đối với các dự án mới, thực hiện theo hình thức công ty cổ phần, trong đó Tổng công ty nhà nước giữ cổ phần chi phối. Nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng những hạng mục công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy đối với những dự án đầu tư ở địa bàn khó khăn. Các dự án đầu tư xi măng được vay vốn ưu đãi để sản xuất những phần thiết bị, máy móc, phụ tùng được gia công, chế tạo trong nước. Những dự án liên doanh với nước ngoài đang sản xuất, nếu mở rộng đầu tư phải tăng vốn pháp định của phía Việt Nam để đạt tỷ lệ từ 40% trở lên.

- Về bố trí quy hoạch:

Xây dựng các cơ sở sản xuất xi măng phải dựa trên cơ sở cân đối nhu cầu thị trường trong nước, thị trường khu vực, nguồn nguyên liệu, điều kiện hạ tầng, khả năng huy động vốn đầu tư, trình độ và năng lực của chủ đầu tư, khả năng hỗ trợ của các ngành để có thể xác định hợp lý quy mô, địa điểm, chủng loại sản phẩm và thời gian thực hiện đầu tư dự án. Thống nhất việc quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án xi măng, các trạm nghiền và phát triển ngành công nghiệp xi măng theo đúng quy hoạch được duyệt. Căn cứ vào đặc điểm của địa phương, loại dự án để quyết định phương thức và hình thức đầu tư thích hợp, có hiệu quả cao nhất.

- Về phối hợp liên ngành:

Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các ngành và các lĩnh vực liên quan như: cơ khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng,... để đáp ứng một cách tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng, đồng thời tạo điều kiện để các ngành khác cùng phát triển. Huy động tối đa năng lực của các ngành cơ khí, luyện kim, tin học, tự động hoá,... trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp xi măng để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa. Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho việc mua công nghệ tiên tiến để thiết kế, chế tạo các loại máy móc, thiết bị sản xuất xi măng để thay thế nhập khẩu. Các dự án đầu tư xi măng có công suất từ trên 1 triệu tấn/năm và trạm nghiền có công suất 0,5 triệu tấn/năm trở xuống thực hiện phương thức chủ đầu tư giao thầu trực tiếp cho các Tổng công ty Cơ khí đủ năng lực trong nước làm nhà thầu chính thiết kế công nghệ, sản xuất chế tạo và cung cấp thiết bị đồng bộ cho dự án. Đối với các dự án xi măng lớn, phần sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 30% giá trị.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch:

- Các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất xi măng:

Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất xi măng phải phấn đấu thực hiện để từ năm 2010 phải đạt các chỉ tiêu tiên tiến về tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, điện năng, vật liệu, nồng độ bụi của khí thải, cường độ tiếng ồn, mức độ tự động hoá, tỷ lệ chế tạo thiết bị trong nước, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá các chủng loại xi măng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cạnh tranh được với xi măng các nước trong khu vực và thế giới.

Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tiêu hao nhiệt năng Ê 730 Kcal/kg clinker.

- Tiêu hao điện năng Ê 95 Kwh/tấn xi măng.

- Nồng độ bụi khí thải Ê 50 mg/Nm3.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ