Loading


Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 167/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/02/2017
Ngày có hiệu lực 07/02/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ KẾT CẤU HẠ TẦNG, GẮN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG NƯỚC VỚI MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG TRONG CÁC LIÊN KẾT KHU VỰC”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực” với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về hội nhập quốc tế, chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong nước, gắn với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực căn cứ vào những quan điểm chỉ đạo sau đây:

1. Phát triển kết cấu hạ tầng trong nước kết nối với hạ tầng khu vực đảm bảo việc thực hiện các cam kết của Kế hoạch tổng thể kết nối các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành Cộng đồng ASEAN và các chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), đảm bảo tính đồng bộ, liên thông trong từng lĩnh vực, công trình và trong toàn bộ hệ thống hạ tầng trong nước kết nối với khu vực.

2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, đảm bảo các công trình có giá trị sử dụng lâu dài. Chú trọng áp dụng các biện pháp tiên tiến trong tổ chức khai thác, sử dụng và phát triển các dịch vụ hạ tầng nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và hiệu quả của việc kết nối với mạng lưới hạ tầng trong khu vực.

3. Đổi mới tư duy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư công, thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Nhà nước tập trung đầu tư vào công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ để tăng tính thương mại của các dự án kết cấu hạ tầng, đồng thời Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng khó huy động các nguồn lực xã hội.

4. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức đầu tư, kinh doanh, quản lý để huy động tổng thể các nguồn lực từ các khu vực ngoài Nhà nước vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Nhà nước từng bước chuyển từ đầu tư trực tiếp sang tạo môi trường, chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân trong xây dựng kết cấu hạ tầng trên cơ sở hợp tác công - tư. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA... cũng như của các nhà tài trợ trong phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình hội nhập và kết nối hạ tầng trong ASEAN; tăng cường liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ASEAN để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ.

5. Đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hạn chế tác động xấu về môi trường, đồng thời phải tính đến giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. MỤC TIÊU

Phấn đấu hình thành khung kết nối hạ tầng theo chương trình tổng thể kết nối ASEAN, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đồng thời kết nối được một cách tương đối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với khung hạ tầng kết nối khu vực ASEAN, nhất là các tuyến trục chính thuộc các hành lang Đông Tây. Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương. Hài hòa hóa một bước căn bản về các chính sách thương mại, đầu tư và xuất nhập cảnh với các quốc gia trong khu vực đảm bảo giao thương thuận lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng kết nối khu vực nói riêng.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ KẾT CẤU HẠ TẦNG, GẮN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG NƯỚC VỚI MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG TRONG CÁC LIÊN KẾT KHU VỰC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030

1. Đối với hạ tầng giao thông

a) Chính sách phát triển hạ tầng giao thông kết nối mạng lưới khu vực: Tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường thực hiện kết nối giao thông vận tải trong ASEAN giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2015.

b) Chính sách phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong nước đồng bộ, hiện đại để kết nối với hạ tầng giao thông khu vực, trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; Ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng gắn với với mạng lưới hạ tầng giao thông trong các liên kết khu vực, cụ thể như sau:

- Đường bộ:

Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ: đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh... và đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ bản đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam, tuyến nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia...

+ Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2020 đưa vào khai thác khoảng 2.000 km. Tập trung đầu tư tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

+ Tập trung hoàn thành các dự án còn lại trên tuyến để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đất Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe.

+ Đầu tư hệ thống đường ven biển, hành lang và đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.

- Đường sắt:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ