Loading


Quyết định 1687/QĐ-BNN-KHCN năm 2023 phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện "Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bắt đầu thực hiện từ năm 2024

Số hiệu 1687/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 27/04/2023
Ngày có hiệu lực 27/04/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Phùng Đức Tiến
Lĩnh vực Doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1687/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ KH&CN THỰC HIỆN "CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2030" CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2024

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BKHCN ngày 12/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 và Thông tư số 23/2021/TTBNNPTNT ngày 31/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ KH&CN thực hiện "Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030" của Bộ Nông nghiệp và PTNT bắt đầu thực hiện từ năm 2024 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn và tổ chức tuyển chọn đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có tên trong danh mục ghi tại Điều 1, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN (LNĐ 10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ
Thực hiện "Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Kèm theo Quyết định số 1687/QĐ-BNN-KHCN ngày 27 tháng 04 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Yêu cầu kết quả

Thời gian thực hiện

Phương thức tuyển chọn/xét chọn

1

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn: HACCP; ISO 22000; Global GAP.

Nâng cao nhận thức của cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản về quản lý chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất; Nâng cao chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường. Phục vụ công tác quản lý, truy suất được thông tin, xuất xứ sản phẩm khi cần thiết.

1. Đào tạo về nhận thức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cho 100 cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (3 lớp cho 3 nhóm đối tượng, 2 ngày/lớp);

2. Báo cáo khảo sát và chọn lựa 22 cơ sở tham gia dự án.

3. Xây dựng được hồ sơ quản lý chất lượng cho 22 cơ sở: 10 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản áp dụng tiêu chuẩn HACCP; 10 cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000; 02 cơ sở sản xuất giống thủy sản áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP.

4. Xây dựng được hồ sơ Hồ sơ đánh giá, chứng nhận tiêu chuẩn cho 22 cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tham gia dự án.

2024-2025

Tuyển chọn

2

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản quy mô vừa và nhỏ áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Tạo động lực khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nông sản, thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAHP, HACCP/ISO22000 để đáp ứng yêu cầu thị trường.

1. Báo cáo khảo sát thực trạng và chọn lựa 23 doanh nghiệp tham gia dự án

2. Xác nhận, ký kết với 23 doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ dự án: 05 doanh nghiệp sản xuất nông sản áp dụng tiêu chuẩn VietGAP; 05 doanh nghiệp sản xuất thủy sản áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP; 05 doanh nghiệp chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP; 03 doanh nghiệp chế biến nông sản/thủy sản áp dụng tiêu chuẩn HACCP; 05 doanh nghiệp chế biến nông sản/thủy sản áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.

3. Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên 23 doanh nghiệp về xây dựng và vận hành hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAHP, HACCP/ISO22000.

4. Hồ sơ đánh giá, chứng nhận tiêu chuẩn cho 23 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm nông sản, thủy sản tham gia dự án được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP, HACCP/ISO22000.

2024

Tuyển chọn

3

Đào tạo, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất dăm, viên nén gỗ thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm CoC/DDS theo tiêu chuẩn PEFC

Đánh giá được hiện trạng và nhu cầu xây dựng năng lực thực hiện tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm PEFC (PEFC CoC) của doanh nghiệp chế biến dăm, viên nén gỗ. Xây dựng được tài liệu và hướng dẫn thực hiện PEFC CoC/DDS áp dụng cho doanh nghiệp chế biến dăm và viên nén gỗ.

1. Báo cáo đánh giá thực trạng và nhu cầu tăng cường năng lực của doanh nghiệp chế biến dăm, viên nén gỗ để thực hiện tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm PEFC CoC.

2. 01 bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện PEFC CoC/DDS cho doanh nghiệp chế biến dăm.

3. 01 bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện PEFC CoC/DDS cho doanh nghiệp chế biến viên nén.

4. Tổ chức 06 khóa tập huấn nâng cao năng lực thực hiện tiêu chuẩn PEFC CoC cho ít nhất 40 doanh nghiệp sản xuất dăm, viên nén gỗ.

5. Hỗ trợ ít nhất 04 doanh nghiệp sản xuất dăm, viên nén gỗ xây dựng hồ sơ và được chứng nhận PEFC CoC.

2024-2025

Tuyển chọn

4

Nghiên cứu đánh giá việc áp dụng TCVN, QCVN phục vụ công tác đánh giá sự phù hợp và quản lý chất lượng lĩnh vực chăn nuôi, thú y

Đánh giá được thực trạng xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) trong công tác đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) và quản lý chất lượng (QLCL) lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

1. Đánh giá việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong đánh giá sự phù hợp và quản lý chất lượng lĩnh vực chăn nuôi và thú y tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thú y.

2. Đánh giá, phân loại hệ thống TCVN, QCVN lĩnh vực chăn nuôi, thú y: Danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn cần hủy bỏ; danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn cần rà soát, sửa đổi.

3. Đề xuất danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn cần xây dựng mới kèm lộ trình thực hiện để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

2024-2025

Tuyển chọn

5

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi gà, lợn tập trung áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo VietGAHP

Các doanh nghiệp, cơ sở ở một số địa phương chăn nuôi gà, lợn trọng điểm nắm bắt được các nội dung quy định mới về biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo VietGAHP.

1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật để phổ biến cho các doanh nghiệp chăn nuôi về biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo VietGAHP.

2. Tổ chức 02 lớp tập huấn (tại phía Bắc và phía Nam) để phổ biến, tuyên truyền các nội dung quy định mới về biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo VietGAHP.

3. Hỗ trợ ít nhất 04 doanh nghiệp hoặc cơ sở chăn nuôi gà, lợn tại các vùng chăn nuôi trọng điểm (phía Bắc và phía Nam) xây dựng hồ sơ và được chứng nhận VietGAHP.

2023-2024

Tuyển chọn

 

 

 

4