Loading


Quyết định 1694/QĐ-BTP năm 2022 phê duyệt Đề án "Bảo trì, sửa chữa trụ sở, kho vật chứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2023-2025" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1694/QĐ-BTP
Ngày ban hành 09/08/2022
Ngày có hiệu lực 09/08/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Mai Lương Khôi
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng,Tài chính nhà nước

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1694/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TRÌ, SỬA CHỮA TRỤ SỞ, KHO VẬT CHỨNG TỪ NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008; được sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 3056/QĐ-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng cho các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thuộc Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 96/QĐ-BTP ngày 20/01/2020 của Bộ trưng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy định cụ thể về quy mô đầu tư xây dựng và các yêu cu đi với phương án thiết kế xây dựng công trình trụ sở làm việc và kho vật chứng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương”;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo trì, sửa chữa trụ sở, kho vật chứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2023 - 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TCTHADS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Mai Lương Khôi

 

ĐỀ ÁN

BẢO TRÌ, SỬA CHỮA TRỤ SỞ, KHO VẬT CHỨNG TỪ NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1694/QĐ-BTP ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Thi hành bn án, quyết định là khâu cuối của quá trình tố tụng, nhằm hiện thực hóa những phán quyết của Tòa án vào thực tiễn cuộc sống; có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực thi công lý, xây dựng xã hội trật t, kỷ cương và ổn định. Hoạt động thi hành án nói chung và công tác thi hành án dân sự (THADS) nói riêng không chgóp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ quyn con người, quyền công dân mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta khẳng định mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;... con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”; song hành cùng với đó là định hướng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, lấy thượng tôn pháp luật làm nguyên tắc nền tảng cho các hoạt động tổ chức, quản lý xã hội; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chnh chấp hành.

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm qua Hệ thống THADS đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc; hệ thống trụ sở làm việc đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và bo trì, sửa chữa, từng bước đáp ứng nơi làm việc cho công chức THADS.

Tuy nhiên, với hệ thống ngành dọc được tổ chức từ Trung ương đến địa phương (cấp huyện)1, biên chế các cơ quan THADS từ năm 2012 tăng hơn so với giai đoạn trước, nhiệm vụ đặc thù của Hệ thống THADS trong những năm gần đây đều tăng nhanh về tính chất, số lượng vụ việc, trung bình 05 năm gần đây (2017-2021), các cơ quan THADS phải thi hành hàng năm là trên 800.000 việc tương đương với số tiền phải thi hành là trên 250.000 tỷ đồng. Đặc biệt, với việc Đảng, Quốc hội, Chính phủ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng nên với nhiều vụ án lớn, phức tạp có giá trị thi hành lên đến hàng ngàn tỷ đồng, số lượng tài sản, tang vật cơ quan THADS tiếp nhận, quản lý, xử lý là rất nhiều hoặc là tang vật đặc thù (ma túy, thiết bị công nghệ, hàng cấm...). Trong khi đó, số trụ sở làm việc được đầu tư từ năm 2010 trvề trước là rất lớn2, đặc biệt còn nhiều trụ sở xây dựng từ năm trước 2005 đã quá cũ, hng hóc, xuống cấp thiếu diện tích làm việc nên nhu cầu kinh phí để bảo trì, sa chữa trụ sở của các đơn vị trong toàn Hệ thống hàng năm rất cao3; định mức chi thường xuyên giai đoạn 2016-2020 đến năm 2021 chưa thay đổi, nguồn kinh phí được cấp hàng năm hạn hẹp nên Hệ thống chsắp xếp, bố trí từ dự toán được giao đảm bảo khoảng hơn 20% so với nhu cầu4. Đồng thời, theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bo trì công trình xây dựng, các trụ sở sau khi xây dựng mới, bàn giao đưa vào sử dụng phải được phải thực hiện bảo trì, sửa chữa thường xuyên hàng năm và sửa chữa hư hỏng; các trụ scũ cần bảo trì, sửa chữa để bảo đảm tuổi thọ và an toàn trong quá trình sử dụng. Do đó, việc xây dựng Đề án để đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ hỗ trợ kinh phí bảo trì, sửa chữa trụ sở, kho vật chứng ngoài định mức chi thường xuyên đbảo đảm trụ sở làm việc, kho vật chứng an toàn, ổn định, khang trang, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đặc thù cho Hệ thống THADS và yêu cầu về cải cách tư pháp là khách quan, đúng nhu cầu thực tiễn.

2. Cơ sở xây dựng Đề án

2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm cơ sở vật chất của Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

a) Chủ trương ca Đng

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 05 năm 2021-2025: “Tiếp tục đi mới tổ chức, nâng cao cht lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của tòa án nhân dân, viện kim sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình ttụng tư pháp....

Việc bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động của Hệ thống tổ chức THADS nói riêng đã được Đảng và Nhà nước khẳng định rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị: “Nhà nước bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang hiện đại, đầy đủ tiện nghi.... Khẩn trương trong một vài năm xây xong trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp cấp huyện;...”.

[...]
4