Loading


Quyết định 1738/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về đánh giá và xếp loại chất lượng công chức, viên chức hàng năm ngành Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 1738/QĐ-BHXH
Ngày ban hành 15/12/2020
Ngày có hiệu lực 15/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Thế Mạnh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1738/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HẰNG NĂM NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;

Căn cứ Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;

Căn cứ Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;

Căn cứ Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định quy định về đánh giá và xếp loại chất lượng công chức, viên chức hằng năm ngành Bảo hiểm xã hội.

Mục I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định việc tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng năm và theo yêu cầu công tác tổ chức cán bộ.

2. Đối tượng áp dụng

- Các Phó Tổng Giám đốc (sau đây gọi chung là Lãnh đạo Ngành).

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được xác định và gọi chung là công chức lãnh đạo đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh).

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh và Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là viên chức quản lý Phòng nghiệp vụ, BHXH huyện).

- Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện.

- Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) thuộc BHXH huyện, viên chức không giữ chức vụ quản lý và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là viên chức không giữ chức vụ quản lý).

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tinh giản biên chế và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức.

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức theo quy định tại Quyết định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Điều 3. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng

1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác, công khai, minh bạch; không nể nang, thiên vị, trù dập, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá công chức, viên chức.

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người được đánh giá.

Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác được giao quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

[...]
5