Loading


Quyết định 1881/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1881/QĐ-TTg
Ngày ban hành 20/11/2020
Ngày có hiệu lực 20/11/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1881/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phru về khuyến công;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

a) Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

b) Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệt, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững;

c) Thúc đẩy hoạt động kết nối giao thông các sản phẩm công nghiệp nông thôn; hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

d) Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế;

đ) Các địa phương thực hiện được các đề án khuyến công quốc gia điểm có tác động lan tỏa, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, vùng, địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng được 340 mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ. Ứng dụng được 1.600 máy móc thiết bị và 300 dây chuyền công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đánh giá sản xuất sạch hơn cho 300 cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn cho 100 cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 50 cơ sở công nghiệp nông thôn;

b) Tổ chức được 03 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, 02 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực. Hỗ trợ 350 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Hỗ trợ tổ chức được 15 hội chợ triển lãm trong nước, 5 hội chợ triển lãm tại nước ngoài và hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia 45 hội chợ triển lãm trong nước, 13 hội chợ tại nước ngoài để trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp, hàng thủ công mỹ nghệ.

c) Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 50 cụm công nghiệp. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho khoảng 60 cụm công nghiệp. Hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến;

d) Đào tạo nghề nghiệp cho 10.000 lao động theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn gắn với yêu cầu của thị trường; khoảng 500 cán bộ quản lý, kỹ thuật, thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 300 giảng viên, báo cáo viên, đội ngũ cán bộ chuyên sâu về sản xuất sạch hơn. Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho khoảng 15.000 học viên. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn;

đ) Tăng cường tư vấn, trợ giúp thông tin cho cơ sở công nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa các hình thức thông tin truyền thông; tăng mạnh số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt và chủ động tham gia chương trình;

e) Nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện cho cán bộ, cộng tác viên khuyến công. Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất từ trung ương đến địa phương, kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác sử dụng dữ liệu về khuyến công nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

II. YÊU CẦU

1. Phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên phạm vi quốc gia, vùng, địa phương.

2. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên cả nước.

3. Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể xã hội trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công. Nâng cao vai trò, vị trí của các cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương ở địa phương, năng lực thực hiện của các Trung tâm khuyến công quốc gia và cấp tỉnh, tạo sự gắn kết với cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

[...]
2