Loading


Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1893/QĐ-TTg
Ngày ban hành 31/12/2018
Ngày có hiệu lực 31/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1893/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP VÀ CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

Xét đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau đây:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng

a) Cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ ở Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện);

b) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) và những người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã;

c) Chi hội trưởng Phụ nữ;

d) Cán bộ, công chức của cơ quan tham mưu giúp việc chung khối Mặt trận Tquốc Việt Nam và đoàn thchính trị - xã hội.

2. Phạm vi

Thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó chú trọng các tỉnh miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác phụ nữ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sâu sát cơ sở; hội tụ đy đủ năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Tối thiểu 70% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm.

- Tối thiểu 70% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.

- Tối thiểu 70% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.

- Đối với các địa phương thực hiện mô hình cơ quan tham mưu giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội:

+ Tối thiểu 40% y viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ công tác Hội theo mô hình mới;

+ Tối thiểu 30% cán bộ, công chức cơ quan tham mưu giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được bồi dưỡng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

[...]
1