Loading


Quyết định 19/2009/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 19/2009/QĐ-TTg
Ngày ban hành 06/02/2009
Ngày có hiệu lực 23/03/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 19/2009/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Cục Quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

2. Cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục Quản lý thị trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, chiến lược phát triển, chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp.

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước sau khi được phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường.

4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình vi phạm trong hoạt động thương mại, chất lượng hàng công nghiệp của tổ chức, cá nhân kinh doanh; hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường cả nước. Theo dõi, dự báo đề xuất giải pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn.

6. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng quản lý thị trường địa phương về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan, các lực lượng chức năng ở trung ương, địa phương để kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước;

c) Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng hàng công nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại theo quy định của pháp luật.

7. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức quản lý thị trường;

b) Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng tiền công vụ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức quản lý thị trường các cấp và tổ chức thực hiện;

c) Cấp Thẻ kiểm tra thị trường cho công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường các cấp theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

d) Tổ chức thực hiện và kiểm tra lực lượng quản lý thị trường các cấp thực hiện các quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, ấn chỉ và Thẻ kiểm tra thị trường;

đ) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, công chức quản lý thị trường các cấp.

8. Chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Quản lý thị trường địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

[...]
2