Loading


Quyết định 193/QĐ-BCT Kế hoạch Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 của Bộ Công thương

Số hiệu 193/QĐ-BCT
Ngày ban hành 08/02/2023
Ngày có hiệu lực 08/02/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2023 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, đối tượng được kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai, An Giang, Kiên Giang;
- Các đơn vị: TCQLTT, TCCB, ĐTĐL, ATMT;
- Cục QLTT các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai, An Giang, Kiên Giang;
- Cổng TTĐT Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Diên

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2023 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 193/QĐ-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.

b) Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

c) Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Yêu cầu

a) Công tác kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự và các nội dung theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.

b) Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các tổ chức, cá nhân có liên quan; tránh chồng chéo, trùng lặp với các hoạt động thanh tra, kiểm tra khác.

c) Gắn kết chặt chẽ giữa công tác kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với công tác xây dựng pháp luật và phổ biến pháp luật.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC KIỂM TRA, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA, NỘI DUNG KIỂM TRA, THỜI GIAN DỰ KIẾN KIỂM TRA, THỜI HẠN KIỂM TRA

1. Đối tượng được kiểm tra, địa điểm kiểm tra

a) Các đơn vị thuộc Bộ: Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

[...]
2