Loading


Quyết định 1958/QĐ-BCT năm 2007 về Chương trình hành động của Ngành Công thương thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-CP về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới” do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 1958/QĐ-BCT
Ngày ban hành 30/11/2007
Ngày có hiệu lực 30/11/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 1958/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 02 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ “MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nqhị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất về cơ cấu, tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ngành Công thương để thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Công nghiệp, Sở Thương mại/ Thương mại du lịch; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Bí thư TW và các Ban của Đảng;
- VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Sở Thương mại/Thương mại du lịch;
- Các Sở Công nghiệp;
- Các UBND tỉnh;
- Các Thứ trưởng;
- Website Chính phủ;
- Website của Bộ Công thương;
- Lưu VT, KHĐT.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 02 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ “MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)”

I. MỤC TIÊU

Ngày 27 tháng 02 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO” (Nghị quyết số 08-NQ/TW).

Với vai trò là cơ quan tham mưu của Chính phủ trong việc tạo ra môi trường pháp luật thúc đẩy công nghiệp, thương mại tăng trưởng trong bối cảnh nước ta đã là thành viên của WTO và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chương trình hành động của Ngành Công thương nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

1. Mục tiêu chung:

Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, mở rộng thị trường và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm 2008-2010 và những năm tiếp theo tăng bình quân trên 17%, đưa tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt trên 16%, giá trị gia tăng công nghiệp đạt 10,2-10,5%/năm([1]). Đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, đóng tàu, điện tử, máy tính, điện gia dụng và các sản phẩm phục vụ xuất khẩu; đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, xăng dầu, sắp thép, phân bón… Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, hệ thống doanh nghiệp, tham gia ngày càng nhiều hơn vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và quá trình phân công lao động quốc tế nhằm góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

2.2. Phấn đấu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 20%, giảm nhập siêu. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực: đến năm 2010 sản phẩm chế biến, chế tạo chiếm 57%; sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chiếm 12%; khoáng sản chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ([2]). Mở rộng thị trường nội địa, đưa mức đóng góp của thương mại nội địa trong GDP lên 15%. Gắn kết chặt chẽ khâu sản xuất với khâu lưu thông, giữa xuất khẩu - nhập khẩu với thị trường nội địa trong bối cảnh thực thi các cam kết WTO và các cam kết quốc tế khác nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

2.3. Phát triển mạnh hệ thống dịch vụ trực tiếp và gián tiếp như thăm dò, khảo sát, thiết kế kiểu dáng sản phẩm công nghiệp, kiểm định, đánh giá, định giá, cấp chứng chỉ, đào tạo nghề… nhằm đảm bảo cho công nghiệp và thương mại phát triển theo hướng bền vững. Đồng thời đưa hệ thống dịch vụ này tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng giá trị gia tăng trong công nghiệp và thương mại.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Tổ chức tuyên truyền và quán triệt quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế và những cơ hội, thách thức sau khi gia nhập WTO

1.1. Tổ chức có hiệu quả việc quán triệt chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức đặt ra khi Việt Nam là thành viên của WTO và phổ biến các cam kết của Việt Nam với WTO, ASEAN, ASEAN+ và các cam kết quốc tế khác để mọi cán bộ, công chức nắm vững và thực hiện.

1.2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức có liên quan để tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về các nội dung cam kết cũng như những việc phải làm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, định hướng thông tin phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các hình thức ấn phẩm, tài liệu nghiên cứu đánh giá, các hội nghị, hội thảo và thuyết trình và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

2.  Hoàn thiện môi trường thể chế, pháp luật tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại

2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương phù hợp với các cam kết gia nhập WTO:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ