Loading


Quyết định 202-TTg năm 1994 về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 202-TTg
Ngày ban hành 02/05/1994
Ngày có hiệu lực 02/05/1994
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 202-TTg

Hà Nội , ngày 02 tháng 5 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KHOÁN BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI TÁI SINH RỪNG VÀ TRỒNG RỪNG 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng.

Điều 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những Quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã Ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC KHOÁN BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI TÁI SINH RỪNG VÀ TRỒNG RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 202-TTg ngày 2-5-1994)

Điều 1.

1. Các tổ chức của Nhà nước bao gồm các Ban Quản lý khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng; các doanh nghiệp lâm, nông, ngư; các trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các trường học, trường dạy nghề và các tổ chức kinh tế Nhà nước khác được cấp có thẩm quyền giao cho rừng và đất lâm nghiệp chưa có rừng theo quy định tại điểm 1, Điều 5 Nghị định của Chính phủ số 2-CP ngày 15-1-1994 là Chủ rừng Nhà nước. Chủ rừng Nhà nước được quyền giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới cho hộ gia đình và các tổ chức khác.

2. Các Chủ rừng thực hiện việc giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới phải có các điều kiện sau đây:

- Có quyết định giao quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền cấp.

- Phải có luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có nguồn vốn thanh toán chi phí khoán theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

Điều 2. Đối tượng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng gọi tắt là Hộ nhận khoán bao gồm hộ gia đình; cá nhân; các cơ quan; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các trường học; các tổ chức xã hội; các tổ chức kinh tế.

Những hộ đồng bào dân tộc còn du canh du cư, những người đang sinh sống tại chỗ, những người ở nơi khác đến lập nghiệp lâu dài được ưu tiên nhận khoán.

Điều 3. Giữa bên giao và bên nhận khoán phải lập hợp đồng khoán. Nội dung hợp đồng khoán gồm:

- Thực trạng rừng, đất trồng rừng nhận khoán.

- Khối lượng, chất lượng công việc phải thực hiện (bao gồm cả trồng cây công nghiệp, kinh tế vườn), kết quả phải đạt được theo từng thời gian trong việc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng mới.

- Những cam kết trách nhiệm và quyền lợi của bên khoán và bên nhận khoán, phương thức thanh toán tiền công khoán.

- Những quy định xử phạt đối với những vi phạm hợp đồng.

Hợp đồng do bên khoán và bên nhận khoán lập và ký kết phải được Uỷ ban nhân dân xã hoặc huyện sở tại xác nhận.

Điều 4.

[...]
2