Loading


Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 2123/QĐ-BTC
Ngày ban hành 27/08/2012
Ngày có hiệu lực 27/08/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Vương Đình Huệ
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2123/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020”

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011 - 2020” với các nội dung cơ bản sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Quan điểm phát triển nhân lực

- Phát triển nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Tài chính. Phát triển nhân lực ngành Tài chính phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực chung của toàn quốc gia và xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển nhân lực ngành Tài chính phải đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, tính thay thế kịp thời của cơ cấu nhân lực.

- Coi trọng việc bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài về lĩnh vực Tài chính. Việc phát hiện, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đối với người có tài phải thường xuyên, nhất quán. Tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi, khuyến khích năng lực sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực ngành quản lý.

- Phát triển nhân lực với cơ cấu trình độ hợp lý, năng động, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển trong nước và thế giới; nâng cao trình độ nhân lực của ngành dần ngang tầm với nhân lực Tài chính các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, hội nhập vững chắc, có hiệu quả, chú trọng đến yêu cầu hội nhập và liên thông thị trường lao động Việt Nam với quốc tế.

- Phát triển nhân lực hợp lý hài hòa giữa các ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc, Dự trữ, Chứng khoán, đáp ứng yêu cầu phát triển và đặc điểm của mỗi ngành. Phát triển cơ cấu vị trí công việc cân đối đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển ngành đề ra.

2. Mục tiêu phát triển nhân lực

2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu phát triển nhân lực ngành Tài chính đến năm 2020 là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính có phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định hợp lý quy mô, nhu cầu nhân lực cần đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 của ngành Tài chính, gồm nhân lực trong biên chế Bộ Tài chính và nhân lực ngoài biên chế Bộ Tài chính, làm cơ sở cho quy hoạch đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng của toàn xã hội.

- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng cao, đủ mạnh trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính.

- Củng cố và tăng cường chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành và xã hội.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH

1. Nhu cầu nhân lực ngành Tài chính

1.1. Nhu cầu nhân lực toàn ngành Tài chính đến năm 2015 dự kiến trên 4,5 triệu người, tăng so với năm 2010 hơn triệu người, trong đó:

- Nhân lực Bộ Tài chính là trên 88.000 người, chiếm gần 2% trong tổng số nhân lực toàn ngành Tài chính, với cơ cấu trình độ đào tạo dự kiến như sau: trên 5% có trình độ sau đại học, trên 65% có trình độ đại học, trên 25% có trình độ cao đẳng, trung cấp.

- Nhân lực tài chính tại các cơ quan trung ương, cơ quan hành chính địa phương (bao gồm cả công chức các sở tài chính và công chức tài chính kế toán xã, phường): 73.000 người.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ