Loading


Quyết định 2147/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2147/QĐ-TTg
Ngày ban hành 24/11/2010
Ngày có hiệu lực 24/11/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2147/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

Huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 30% năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

- Đến năm 2015: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 25%.

- Đến năm 2020: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%.

- Đến năm 2025: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.

2. Các hoạt động chính của Chương trình.

a) Hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng:

Nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc cấp nước phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, xác định vai trò trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ hệ thống cấp nước vì lợi ích chung của toàn xã hội.

b) Hoạt động nâng cao năng lực chính quyền địa phương:

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển cấp nước, sử dụng nước và bảo vệ hệ thống cấp nước, nguồn nước. Phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn.

c) Nâng cao năng lực quản lý cho đơn vị cấp nước:

- Về tổ chức quản lý:

+ Sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, giám sát, bảo trì và giao trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận trong đơn vị cấp nước. Thành lập bộ phận chi tiết chống thất thoát, thất thu nước sạch tại các đơn vị cấp nước, đặc biệt tại các đô thị có tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch cao.

+ Xây dựng và quản lý hệ thống ghi thu khoa học, phù hợp và bảo đảm chính xác, nhằm hạn chế gian lận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch.

+ Lập lý lịch mạng lưới đường ống, đồng hồ đo nước, sử dụng việc quản lý mạng và đồng hồ nước bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thông tin địa lý (GIS).

+ Lập kế hoạch năm năm và hàng năm cho hoạt động kiểm tra, thay thế các tuyến ống và thiết bị trên mạng đường ống cấp nước.

- Về đào tạo nâng cao năng lực:

+ Tập huấn, đào tạo cán bộ, công nhân của đơn vị cấp nước các kiến thức mới về quản lý hệ thống cấp nước, hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch; sử dụng chương trình phần mềm phù hợp để quản lý hệ thống cấp nước.

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị về trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị cấp nước.

d) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về chống thất thoát, thất thu nước bao gồm:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ngành nước và chế độ báo cáo phục vụ công tác quản lý, giám sát các hoạt động cấp nước.

- Xây dựng cơ chế khoán cho đơn vị cấp nước giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch và hưởng lợi nhuận từ kết quả này.

[...]
2