Loading


Quyết định 218/QĐ-TW năm 2013 về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 218/QĐ-TW
Ngày ban hành 12/12/2013
Ngày có hiệu lực 12/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Lê Hồng Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 218-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ NHÂN DÂN THAM GIA GÓP Ý XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ Đảng;

Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay";

Xét đề nghị của Ban Dân vận Trung ương,

BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền".

Điều 2. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Lê Hồng Anh

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ NHÂN DÂN THAM GIA GÓP Ý XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích góp ý

1 - Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

2- Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế : Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Điều 2. Nguyên tắc góp ý

1- Bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng.

2- Phù hp với các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.

3- Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan, đơn vị ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân.

4- Các ý kiến góp ý của cá nhân là công dân, người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Phạm vi góp ý

1 - Việc góp ý được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở.

[...]
2