Loading


Quyết định 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu 22/2005/QĐ-BCN
Ngày ban hành 26/04/2005
Ngày có hiệu lực 20/05/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22/2005/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Thực hiện uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 126/TTg - CN ngày 28 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thô
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu;

b) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; Phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;

 c) Đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, hình thành các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao. Tập trung nghiên cứu để tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành. Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ thức ăn (ủ cỏ và các phụ phẩm) và chế biến thức ăn tinh cho bò;

 d) Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa tươi trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.

 2. Mục tiêu của Quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát

Từng bước xây dựng và phát triển ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8 kg/người/năm vào năm 2005; 10 kg/người/năm vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. .

Việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa phải gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để đến năm 2005 có thể tự túc được 20% và đến năm 2010 tự túc được 40% nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong nước

b) Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 6-7%/năm giai đoạn 2001-2005 và 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010.

Mức tăng trưởng của các sản phẩm cụ thể như sau:

 

Mức tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 (%/năm)

Mức tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010 (%/năm)

Sữa đặc

2%

1%

Sữa bột

15%

10%

Sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng

25%

20%

Sữa chua các loại

15%

15%

Kem các loại

10%

10%

 Dự kiến sản lượng đến năm 2010 (quy ra sữa tươi):

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2005

2010

Tăng trưởng b/q (%/năm)

1. Số lượng sữa tiêu dùng trong nước:

2001-2005

2006-2010

- Dân số

Ngàn người.

77.685,5

83.352

87.758

 

 

- Mức tiêu dùng b/quân mỗi người

Lít/người

5,9

8

10

 

 

- Lượng sữa tiêu dùng trong nước

Ngàn lít

460.000

667.000

900.000

7,7

6,2

2. Số lượng sữa xuất khẩu:

2001-2005

2006-2010

- Sữa bột

Tấn

34.400

44.000

56.000

5

5

(Quy ra sữa tươi)

(Ngàn lít)

258.000

330.000

420.000

 

 

- Sữa đặc

Ngàn hộp

1.000

1.104

1.219

2

2

(Quy ra sữa tươi)

(Ngàn lít)

1.000

1.104

1.219

 

 

Cộng 1 + 2

Ngàn lít

719.000

998.104

1.321.219

6,8

5,8

3. Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa

a) Định hướng phát triển

Phát triển đàn bò sữa Việt Nam từ nay tới năm 2010 nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Sản lượng sữa tươi đạt hơn 140 ngàn tấn vào năm 2005 (thay thế được khoảng 20% nguyên liệu nhập), năm 2010 đạt trên 300 ngàn tấn, tự túc được khoảng 40% nguyên liệu, sau năm 2010 đạt 1 triệu tấn sữa. Năm 2020 tự túc được 50% nguyên liệu sữa tươi.

b) Quy hoạch phát triển đàn bò sữa

Dự kiến đàn bò sữa năm 2005 và 2010 như sau:

  Đơn vị: con

Vùng

Tỉnh, thành phố

2005

2010

Tổng

đàn bò

vắt sữa

Tổng

đàn bò

vắt sữa

1

2

3

4

5

I. Đông Nam Bộ

61.103

27.499

78.591

35.365

 Lâm Đồng

4.533

2.000

7.385

3.300

1

2

3

4

5

II. Tây Nam Bộ

9.913

4.461

26.011

11.696

III. Nam Trung Bộ

9.578

4.310

32.270

14.508

IV. Bắc Trung Bộ

12.500

5.625

39.500

(20.500)

17.775

(9.225)

V. Đồng bằng Bắc Bộ

21.217

9.545

49.100

22.095

VI.Vùng núi phía Bắc

18.917

8.512

38.382

17.270

Tổng cộng:

 137.761

 61.952

 252.239

 113.459

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ