Loading


Quyết định 223/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 223/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/02/2019
Ngày có hiệu lực 22/02/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TÀI NĂNG THỂ THAO VÀ NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẾN NĂM 2035”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2013/NQ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 ngày 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035” (sau đây gọi là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Vận động viên: Là những trẻ em có năng khiếu thể thao đặc biệt; học sinh, vận động viên đang theo học tại các trường thể dục, thể thao trên cả nước; vận động viên đang tập luyện, thi đấu tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, quân đội, công an, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, các tổ chức xã hội về thể thao và vận động viên là người Việt Nam đang sinh sống, học tập, công tác ở nước ngoài.

2. Huấn luyện viên: Là các vận động viên đỉnh cao hết khả năng thi đấu; các vận động viên xuất sắc, đam mê nghề nghiệp, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong tập luyện, thi đấu, có phẩm chất nhân cách, đạo đức tốt, có khả năng trong học tập, rèn luyện, đào tạo trở thành huấn luyện viên cấp cao.

3. Giảng viên, nghiên cu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thể thao thành tích cao: Là sinh viên của các trường đại học thể dục, thể thao trong nước đạt kết quả học tập, rèn luyện tốt; các vận động viên xuất sắc, có nguyện vọng đi học để trở thành giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; công chức, viên chức, nhân viên các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thể thao trong nước được cử đi học nâng cao trình độ về thể thao thành tích cao.

II. QUAN ĐIỂM

1. Chăm lo phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển các tài năng thể thao là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó ngành văn hóa, thể thao và du lịch là nòng cốt; đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của các tài năng thể thao.

2. Xác định đúng đối tượng cần được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện gắn với các môn thể thao trọng điểm, các nội dung trọng điểm nhằm tạo bước đột phá trong đào tạo tài năng thể thao thành tích cao.

3. Việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thể thao thành tích cao phải trên cơ sở khoa học, đáp ứng nhu cầu cấp thiết; áp dụng các mô hình tiên tiến của thế giới phù hợp với thực tiễn những môn thể thao thế mạnh của Việt Nam, bảo đảm hiệu quả, chất lượng đào tạo các vận động viên tài năng đạt thành tích thi đu cao ở trong và ngoài nước, trình độ hun luyện chuyên môn cao ở cấp quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới.

4. Hệ thống tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, nhân lực thể thao thành tích cao cn được đi mới, hoàn thiện, thng nht quản lý theo hướng tiên tiến, chuyên nghiệp, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất của vận động viên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên tài năng, có năng khiếu đặc biệt ở một số môn thể thao thành tích cao, thế mạnh của Việt Nam đạt trình độ và dành được thứ hạng cao tại các kỳ thi đấu khu vực, châu lục, thế giới và Olympic; các huấn luyện viên tài năng, có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, có khả năng đặc biệt trong việc hoạch định chiến lược huấn luyện vận động viên thi đấu đạt thành tích huy chương tại các đấu trường trong nước và quốc tế.

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thể thao thành tích cao có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu của quy trình tuyển chọn, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên tài năng để phấn đấu đưa Việt Nam đến năm 2035 trở thành quốc gia có nền thể thao chuyên nghiệp phát triển ở châu lục.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đào tạo, huấn luyện tài năng thể thao thành tích cao:

Phấn đấu đến năm 2035, tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện vận động viên tài năng, đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên tài năng của các môn thể thao được xác định theo Đề án, cụ thể như sau:

[...]
3