Loading


Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 224/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/03/2024
Ngày có hiệu lực 07/03/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 224/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Báo cáo của Hội đồng thẩm định liên ngành ngày 15 tháng 9 năm 2023 về việc thẩm định Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được quy hoạch phải đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, phù hợp với hệ thống quy hoạch quốc gia và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo thực hiện quan trắc môi trường nền và môi trường tác động các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới, góp phần đánh giá được sức chịu tải của môi trường, ưu tiên nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo môi trường quốc gia.

2. Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được quy hoạch trên cơ sở kế thừa nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, có sự lồng ghép giữa các lĩnh vực, đồng thời tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có.

3. Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được quy hoạch phải khắc phục được những bất cập trong các quy hoạch trước đây, tăng cường hơn nữa các công cụ, thiết bị quan trắc tiên tiến, hiện đại, tăng cường chuyển đổi số và tập trung nguồn lực cho hoạt động xử lý, đánh giá dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.

4. Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được quy hoạch là một hệ thống mở, thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu về dữ liệu quan trắc phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng môi trường tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới.

5. Tăng cường nguồn lực cho hệ thống quy hoạch quan trắc môi trường quốc gia đáp ứng yêu cầu thực tiễn đảm bảo phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về môi trường. Việc đầu tư xây dựng mới cho hệ thống quan trắc phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và từng bước hướng tới mục tiêu tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động quan trắc môi trường.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đồng bộ, tiên tiến hiện đại, giám sát được các khu vực trọng yếu có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao; tăng cường tính liên kết với các hệ thống quan trắc môi trường cấp tỉnh; bảo đảm theo dõi diễn biến chất lượng môi trường; đáp ứng yêu cầu về cung cấp, công bố, công khai thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường và nâng cao năng lực cho công tác cảnh báo, dự báo môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Đối với mạng lưới quan trắc chất lượng không khí:

+ Duy trì 19 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đã được vận hành; hoàn thành đầu tư, lắp đặt 18 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đang được triển khai tại các vị trí quan trắc được kế thừa từ quy hoạch trước;

+ Tiếp tục đầu tư, bổ sung mới để hoàn thiện 31 trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục trên cả nước, trong đó bao gồm 06 trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng không khí nền tại 06 vùng kinh tế - xã hội;

+ Thiết lập, hoàn thiện mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí định kỳ trên cả nước, trong đó tập trung vào các vùng phát triển kinh tế xã hội quan trọng, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, đảm bảo việc đánh giá tác động tới môi trường không khí tại các khu vực phát triển công nghiệp và đông dân cư;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ