Loading


Quyết định 2351/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 2351/QĐ-BYT
Ngày ban hành 07/06/2016
Ngày có hiệu lực 07/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2351/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ ĐỦ ĐIỀU KIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thtướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân svà sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưng Tng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế đủ Điều kiện giai đoạn 2016-2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c)
;
- Các Thứ trưởng;
- C
ng Thông tin điện tBộ Y tế;
- Chi cục DS-KHHGĐ các t
nh/Tp;
- Trung tâm Chăm sóc SKSS các
tỉnh/Tp;
- Lưu: VT, TCDS(05).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

DỰ ÁN

XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ ĐỦ ĐIỀU KIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2351/QĐ-BYT ngày 7 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế đủ Điều kiện giai đoạn 2016-2020)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

Sau 5 năm thực hiện Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản đạt được các Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 1 của Chiến lược DS-SKSS đã đề ra, trong đó kết quả duy trì mức sinh thay thế liên tục trong 10 năm (2005-2015) là thành công mà ít quốc gia trên thế giới làm được. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS được tăng cường về số lượng, chất lượng và được mở rộng nhiều hình thức cung cấp cho phù hợp với đặc Điểm, nhu cầu của các nhóm khách hàng, góp phần bảo đảm được tỷ lệ sử dụng BPTT ở mức cao tới 76,2% để duy trì tổng tỷ sinh ở mức 2,1 con năm 2015[1]. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và không còn phù hợp với chính sách mới và tình hình thực tiễn, thậm chí còn là cản trở đối với sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ:

1. Mức độ phổ cập BPTT chưa đạt yêu cầu đề ra của Chiến lược DS-SKSS đến năm 2015 và nhiều khả năng không đáp ứng nhu cầu số lượng, chất lượng các dịch vụ KHHGĐ/SKSS

Cơ hội tiếp cận dịch vụ KHHGĐ/SKSS còn nhiều hạn chế về Khoảng cách, khả năng lựa chọn và chất lượng dịch vụ; nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng còn khá cao[2]: chiếm 11,2% trong nhóm phụ nữ có chồng, tới 22,7% trong nhóm phụ nữ chưa chồng và Khoảng 35% trong nhóm thanh niên, vị thành niên.

Yêu cầu về số lượng, chất lượng BPTT tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2016-2020 để duy trì mức sinh thay thế, bao gồm số thay thế BPTT đã hết tác dụng tránh thai và số BPTT phải tăng thêm cho số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi tăng từ 25,1 triệu người năm 2015 tăng lên 25,4 triệu người năm 2020, nhất là cho các nhóm khách hàng mới bước vào độ tuổi sinh đẻ.

2. Các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS còn nhiều hạn chế trong việc bảo đảm sự thuận tiện, khả năng lựa chọn dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về chất lượng, hình thức của các nhóm khách hàng.

Các dịch vụ KHHGĐ/SKSS đã được phân tuyến cho các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS, song thực trạng việc cung cấp dịch vụ ở các tuyến còn nhiều hạn chế, nên nhiều khả năng không bảo đảm sự thuận tiện về Khoảng cách đi lại, về mở rộng sự lựa chọn trong nhiều cơ sở có cung cấp dịch vụ và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng dịch vụ và đặc biệt là không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho các nhóm khách hàng có Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh khác nhau.

- Trạm y tế xã là đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu của hệ thống y tế công lập ở tuyến cơ sở. Đến năm 2013 có 98,9% số xã có trạm y tế, 75% trạm y tế có bác sỹ, 96% trạm y tế có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh trung học và 40% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế[3]. Trạm y tế xã là nơi gần dân nhất và đã bao phủ rộng khắp các khu dân cư trong cả nước, nhưng mức độ cung cấp dịch vụ KHHGĐ rất thấp: trạm y tế xã chỉ cung cấp dịch vụ đặt, tháo dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai và một số dịch vụ chăm sóc SKSS (một số xã vẫn chưa được phép đặt dụng cụ tử cung theo quy định của tỉnh). Mặt khác, trạm y tế xã thực hiện các dịch vụ bao cấp một phần hoặc toàn bộ, nên trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phát triển chậm hơn so với khu vực tư nhân và bệnh viện. Chất lượng dịch vụ KHHGĐ/SKSS được đánh giá thấp, cùng với việc nhận thức không đầy đủ về các dịch vụ KHHGĐ/SKSS, dẫn tới tình trạng suy giảm về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ tương đối việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS từ trạm y tế.

- Bệnh viện các cấp, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm chăm sóc SKSS cấp tỉnh, khoa SKSS thuộc Trung tâm y tế cấp huyện cung cấp các dịch vụ KHHGĐ/SKSS miễn phí và một phần nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu có thu phí dịch vụ của khách hàng. Tuy có phạm vi dịch vụ rộng, nhưng Khoảng cách đi lại khá xa so với số đông khách hàng và đặc biệt là Khoảng cách giữa bệnh nhân với y, bác sỹ mà không phải là mối quan hệ giữa khách hàng với người bán hàng.

- Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp, nông lâm trường (năm 2014 có Khoảng 700 cơ sở[4]) thực hiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị, trong đó có thực hiện các dịch vụ KHHGĐ/SKSS (không bao gồm các cơ sở y tế của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang).

- Y tế tư nhân chậm mở rộng, phát triển sau nhiều năm thực hiện chính sách xã hội hóa sự nghiệp y tế. Cơ sở y tế tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ SKSS là chủ yếu, nhất là thăm khám thai hoặc phá thai cho thanh niên/vị thành niên, nơi được giữ bí mật hơn và thân thiện hơn so với các cơ sở y tế công lập. Cơ sở y tế tư nhân ít tham gia cung cấp các dịch vụ KHHGĐ bởi các dịch vụ này được cung cấp miễn phí cho đa số khách hàng và do cơ sở y tế công lập đảm nhận. Mặc dù, khách hàng làm dịch vụ KHHGĐ/SKSS ở cơ sở y tế tư nhân có thuận lợi trong giao tiếp thân thiện, thái độ tôn trọng khách hàng và được tư vấn đầy đủ, nhưng có hạn chế là giá dịch vụ khá cao và chưa đủ độ tin cậy về chất lượng dịch vụ do tâm lý “bao cấp” còn khá nặng nề trong số đông khách hàng, nên số lượng và tỷ lệ người sử dụng dịch vụ KHHGĐ/SKSS ở cơ sở y tế tư nhân còn khá thấp.

[...]
2