Loading


Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2355/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/12/2013
Ngày có hiệu lực 04/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2355/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Kết luận số 26-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ

Miền Tây tỉnh Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đi ngoại của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của Tỉnh; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu; là địa bàn có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu đời với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

- Xây dựng miền Tây tỉnh Nghệ An vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong Vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh lâu dài của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và của cả nước.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đt đai khu vực miền Tây tỉnh Nghệ An nhằm thu hút đầu tư, tạo đột phá để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cu kinh tế, hình thành các vùng sản xut cây nguyên liệu, chăn nuôi tập trung quy mô lớn gắn với phát triển công nghiệp chế biến để góp phần tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, giải quyết việc làm và phân công lại lao động trên địa bàn.

2. Phát huy cao độ nội lực của miền Tây Nghệ An cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương và các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển; tập trung nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao đời sng nhân dân.

3. Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao; có cơ chế khuyến khích phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là đội ngũ công chức, đội ngũ doanh nhân và người lao động.

4. Phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; bảo vệ môi trường sinh thái.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An cao hơn tc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh; cải thiện rõ rệt và đng bộ hệ thng kết cu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của Tỉnh.

Hoàn thành cơ bản sắp xếp ổn định dân cư, nhất là vùng đồng bào tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi, đưa dân ra biên giới; khc phục cơ bản tình trạng dân di cư tự do; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quc phòng, an ninh và ổn định chính trị.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12 -13% cho giai đoạn 2013 - 2015 và đạt 11 - 12% giai đoạn 2016 - 2020. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 25 - 26 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng 51 - 52 triệu đồng vào năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm 32% - 33% - 35% vào năm 2015 và tỷ lệ này tương ứng vào năm 2020 là 24% - 37% - 39%.

- Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm khoảng 34 - 35% giai đoạn 2013 - 2015 và 33 - 34% giai đoạn 2016 - 2020; phấn đấu đạt 1.720 tỷ đồng vào năm 2015 và 7.294 tỷ đồng vào năm 2020.

b) Về văn hóa, xã hội

- Đến năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 95%; trên 50% số trường đạt chuẩn quốc gia; 50% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; đạt tỷ lệ 5 bác sỹ và 0,4 dược sỹ đại học, 14 giường bệnh trên một vạn dân; tỷ lệ xã có bác sỹ công tác đạt 85%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 20%; 50% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao đạt chuẩn; tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa 70% và 50% đối với làng, bản, khối, xóm.

[...]
2