Loading


Quyết định 2505/QĐ-BNN-QLCL năm 2011 phê duyệt đề cương triển khai nhiệm vụ Dự án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giao cho Tổng cục Thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2505/QĐ-BNN-QLCL
Ngày ban hành 24/10/2011
Ngày có hiệu lực 24/10/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lương Lê Phương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2505/QĐ-BNN-QLCL

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ DỰ ÁN BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VSATTP NĂM 2011 GIAO CHO TỔNG CỤC THỦY SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1280/QĐ-BNN-QLCL ngày 13/6/2011 về việc phê duyệt nội dung và kinh phí Dự án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011;

Xét văn bản số 1419/TY-KH ngày 23/9/2011 của Tổng cục Thủy sản về việc đề nghị phê duyệt đề cương các nhiệm vụ Dự án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2011 do Tổng cục Thủy sản chủ trì;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương triển khai các nhiệm vụ Dự án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2011 giao cho Tổng cục Thủy sản với các nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Căn cứ đề cương triển khai các nhiệm vụ được duyệt, Tổng cục Thủy sản xây dựng dự toán chi tiết trình Bộ phê duyệt với tổng mức kinh phí dự kiến là 1.200.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm triệu đồng chẵn).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lương Lê Phương

 


PHỤ LỤC

ĐỀ CƯƠNG TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ DỰ ÁN BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VSATTP NĂM 2011 GIAO CHO TỔNG CỤC THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định số 2505/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nhiệm vụ

Nội dung thực hiện

Sản phẩm dự kiến

1

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản

1. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

- Khảo sát, thu thập ý kiến: Tổ chức 2 đoàn khảo sát tại miền Bắc và miền Trung (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An).

- Thuê chuyên gia chỉnh sửa Quyết định.

- Tổ chức họp Hội đồng góp ý Dự thảo Thông tư.

- Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện và trình Bộ ban hành.

Thông tư sửa đổi Quyết định 85/2008/QĐ-BNN được ban hành.

2. Xây dựng Thông tư quy định sản xuất, ương và vận chuyển ngao/nghêu giống.

- Khảo sát, thu thập ý kiến: Tổ chức 2 đoàn khảo sát tại miền Bắc và miền Nam (Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Tiền Giang, Bến Tre).

- Thuê chuyên gia xây dựng Thông tư.

- Tổ chức họp Hội đồng góp ý Dự thảo Thông tư.

- Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện và trình Bộ ban hành.

Thông tư quy định sản xuất, ương và vận chuyển ngao/nghêu giống được ban hành.

2

Đào tạo nghiệp vụ, tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản địa phương

1. Xây dựng bài giảng, tham gia giảng dạy tập huấn nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý địa phương về kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản.

- Thu thập, tổng hợp tài liệu, văn bản liên quan.

- Hoàn thiện bài giảng.

- Tham gia tập huấn cho địa phương về kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản (07 lớp tại: Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Nẵng, Tiền Giang).

- 01 Bài giảng về hệ thống văn bản về quản lý thức ăn và nghiệp vụ lấy mẫu thức ăn thủy sản; 01 Bài giảng tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản được xây dựng.

- Tham gia giảng dạy tại 07 lớp tập huấn về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản.

2. Tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng giống cá rô phi đảm bảo ATVSTP cho cán bộ quản lý tại địa phương.

- Tại Phú Thọ: 03 ngày/lớp; 35 học viên/lớp

- Tại Quảng Ninh: 02 ngày/lớp; 35 học viên/lớp

- Tại Tiền Giang: 02 ngày/lớp; 35 học viên/lớp

- 3 lớp tập huấn được tổ chức cho 105 học viên là cán bộ địa phương

- Báo cáo kết quả các lớp tập huấn, cấp chứng chỉ (nếu có).

3

Truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về ATTP, ATDB thủy sản; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong nuôi trồng thủy sản; về hóa chất, kháng sinh cấm …

1. Rà soát, tổng hợp hệ thống văn bản pháp lý về quản lý cấm, hạn chế sử dụng và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quản lý thức ăn thủy sản để xây dựng tài liệu phổ biến cung cấp cho các địa phương:

- Rà soát, tổng hợp các văn bản pháp lý về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, quản lý thức ăn thủy sản và xây dựng tài liệu.

- Tổ chức họp đánh giá, hoàn thiện nội dung tài liệu.

- In ấn và phát hành tài liệu.

- In 130 cuốn tài liệu phổ biến các văn bản về quản lý sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và hóa chất cấm; 400 cuốn tài liệu phổ biến các văn bản quản lý thức ăn thủy sản.

- Phát hành đến cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương 63 tỉnh.

2. Thiết kế, in ấn và phát hành tờ rơi tuyên truyền về quản lý chất lượng giống cá rô phi đảm bảo ATTP

- Thiết kế tờ rơi

- Họp tổ chuyên gia đánh giá, hoàn thiện nội dung

- In ấn phát hành

- Số lượng thiết kế: 02 tờ

- Số lượng in ấn: 15.000 tờ

4

Kiểm tra theo kế hoạch được phê duyệt về việc thực hiện quy định của pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, ATTP, an toàn dịch bệnh của các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, cơ sở sản xuất thức ăn, cơ sở nuôi thủy sản

1. Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nhuyễn thể bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre:

- Lấy mẫu phân tích các yếu tố môi trường và một số bệnh tại cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể tại các tỉnh nêu trên. Tổng hợp, xử lý kết quả phân tích.

- Tổ chức 03 Đoàn kiểm tra tại 3 miền:

+ Tại Miền Bắc: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình

+ Tại Miền Trung: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận

+ Tại Miền Nam: Tiền Giang, Bến Tre

- Báo cáo kết quả các đoàn kiểm tra.

- Báo cáo tổng hợp kết quả phân tích mẫu

- Báo cáo kết quả các đoàn kiểm tra

2. Kiểm tra điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm, cá tra thâm canh bảo đảm an toàn thực phẩm theo Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT và 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm, cá tra thâm canh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và một số quy chuẩn kỹ thuật có liên quan:

- Tổ chức 03 Đoàn kiểm tra tại 3 miền:

+ Tại miền Bắc: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An.

+ Tại miền Trung: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Tại miền Nam: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp.

- Tổng hợp kết quả các đoàn kiểm tra, chỉ đạo địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở, vùng nuôi nếu cần thiết.

- Báo cáo kết quả kiểm tra.

- Văn bản chỉ đạo địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở, vùng nuôi.

3. Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản tại 4 tỉnh khu vực Nam bộ và 4 tỉnh khu vực Trung bộ:

- Tổ chức các Đoàn kiểm tra tại khu vực Trung bộ và Nam bộ

- Lấy mẫu phân tích chất lượng chế phẩm sinh học, chất cấm, hạn chế sử dụng.

- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và phân tích mẫu.

- Báo cáo tổng hợp kết quả phân tích mẫu

- Báo cáo kết quả các đoàn kiểm tra

4. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm với các đơn vị khác (dự kiến 4 đoàn, mỗi đoàn 9 ngày, mỗi đoàn cử 1 cán bộ tham gia)

Báo cáo kết quả các chuyến công tác

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ