Loading


Quyết định 2558/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 2558/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/08/2016
Ngày có hiệu lực 12/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Đức Long
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2558/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 12 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 27/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tại Tờ trình số 1663/TTr-LĐTBXH ngày 11/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Quy hoạch), với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm

- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây viết tắt là CSGDNN) phải bảo đảm mở rộng quy mô hợp lý; trong đó cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trường, lớp, cơ cấu trình độ theo yêu cầu phát triển của tỉnh và cân đối ở các địa bàn trong tỉnh. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo nghề là một quá trình vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề có sử dụng nhân lực tay nghề cao trong tỉnh, bám sát các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Quy hoạch mạng lưới CSGDNN trên địa bàn tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển nhân lực, các quy hoạch ngành, gắn với yếu tố phát triển không gian, vùng, lãnh thổ, sự phân bố các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh, các tỉnh/thành phố lân cận và trong cả nước.

- Tiếp tục đy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung, phát triển mạng lưới CSGDNN nói riêng, xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề; nghiên cứu mô hình đào tạo 3 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà đầu tư, doanh nghiệp” để việc đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tiễn, tránh việc đào tạo nghề không phù hợp, dư thừa.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020, mạng lưới các CSGDNN cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực của tỉnh và góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 84% - 89%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60% - 65%. Đào tạo mới, đào tạo lại cho khoảng 170.000 người, trong đó đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 30%, trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên chiếm 50%, chuyển đổi nghề hoặc nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ chiếm 20%.

- Định hướng tới năm 2030: Đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo của người học; tăng tỷ lệ người học nghề trình độ cao đng, trung cấp lên 40%; đảm bảo đủ điều kiện cho người lao động học tập, bổ sung năng lực, kỹ năng nghề; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2016 - 2020

- Đến năm 2020, có 23 CSGDNN, gồm 05 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp và 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể: Ngoài 04 trường cao đẳng nghề hiện có, kêu gọi đầu tư trường cao đẳng ở Móng Cái; nâng cấp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Vân Đồn thành trường trung cấp; thành lập mới 02 trường trung cấp tư thục tại huyện Hải Hà và thị xã Đông Triều; ngoài ra còn có 27 đơn vị, doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Đầu tư nâng cấp 03 trường có nghề đạt cấp độ quốc gia và quốc tế;

- Nâng công suất đào tạo của các CSGDNN và định hướng cho các đơn vị đầu tư mở các mã ngành đào tạo đáp ứng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng dịch vụ, công nghiệp.

2.2. Giai đon 2021 - 2030

- Hoàn thiện mạng lưới CSGDNN trên địa bàn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực với cơ cấu đào tạo, ngành nghề hợp lý, đồng bộ. Đến năm 2030, có 23 cơ sở CSGDNN gồm có 06 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 27 đơn vị, doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó nâng cấp Trường trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long thành trường cao đẳng khi có đủ điều kiện;

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, giữ vng và phát triển giáo dục nghề nghiệp ở trình độ cao, hội nhập đầy đủ với khu vực và quốc tế.

III. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch

1. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

[...]
4