Loading


Quyết định 285/QĐ-BNV năm 2022 phê duyệt Đề án: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 285/QĐ-BNV
Ngày ban hành 05/04/2022
Ngày có hiệu lực 05/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 285/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NGÀNH NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018 - 2022;

Căn cứ Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;

Căn cứ Quyết định số 667/QĐ-BNV ngày 28/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bám sát định hướng tại các văn kiện của Đảng, trọng tâm là Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

2. Đánh giá toàn diện, thực chất về hiện trạng hệ thống quy định của pháp luật trong lĩnh vực Nội vụ tại các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó làm rõ các bất cập, chồng chéo, vướng mắc trong các quy định; trong thực tiễn áp dụng; dự báo các mối quan hệ pháp luật cần điều chỉnh trong tầm nhìn dài hạn, từ đó đề xuất để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

3. Xác định rõ, cụ thể các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư thuộc lĩnh vực Nội vụ cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; xác định rõ lộ trình, thời gian xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành các quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, nhằm bảo đảm liên thông, đồng bộ giữa các quy định của Đảng và của pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ, bảo đảm khắc phục cơ bản các quy định còn chồng chéo, vướng mắc, khó khăn khi thực hiện, không khả thi trên thực tế.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục các quy định pháp luật đang chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tuyển chọn, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có đức, có tài, có bản lĩnh chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, xuyên suốt, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp chính quyền, kết hợp các quy định pháp luật về giám sát, kiểm soát quyền lực trong phân cấp, phân quyền.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hội, quỹ, phù hợp với các quy định tại Bộ Luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đồng thời khắc phục khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng thực tiễn, phù hợp quy định tại Hiến pháp năm 2013 và nâng cao tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về Thi đua, khen thưởng, bảo đảm khen đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, chú trọng khen thưởng cho cá nhân, nông dân, người lao động trực tiếp.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ, quản lý các dạng tài liệu lưu trữ, đáp ứng yêu cầu mới về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

[...]
6