Loading


Quyết định 3105/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3105/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/11/2021
Ngày có hiệu lực 12/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Việt Văn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3105/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 11 năm 2021

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao;

Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia;

Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ Lao động - TB&XH phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành nghề trọng điểm giai đoạn giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 20/11/2019 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, về việc xây dựng đội ngũ tri thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Thông báo số 271/TB-UBND ngày 01/11/2021 về Kết quả phiên họp UBND tỉnh tháng 10 năm 2021;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 166/TTr-SLĐTBXH ngày 02/11/2021 về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Căn cứ Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan của tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện Đề án theo thẩm quyền.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng các cơ quan liên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

 

ĐỀ ÁN

“ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3105 /QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh)

PHẦN I:

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là một trong ba khâu đột phá quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng để phát triển bền vững và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, trong đó “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài” là các đột phá chiến lược.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là phát triển lợi thế cạnh tranh. Trong khi các loại nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên không tái tạo khan hiếm dần là một thách thức đối với hầu hết các quốc gia, đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện cho việc thay đổi mô hình phát triển, từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực rẻ nhưng chất lượng thấp sang sự phát triển dựa vào các nhân tố năng suất tổng hợp bao gồm khả năng áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020 và đã đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển nhân lực của tỉnh trong thời gian qua cũng còn có nhiều những bất cập như: Lực lượng lao động,trình độ đào tạo mất cân đối giữa các ngành nghề; thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu đội ngũ chuyên gia để phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong tỉnh yêu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Từ thực trạng nêu trên, để tạo lợi thế cạnh tranh thì Tỉnh cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng đề án: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

[...]
1