Loading


Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 326/QĐ-TTg
Ngày ban hành 01/03/2016
Ngày có hiệu lực 01/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 326/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan Điểm:

- Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc quốc gia phù hp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước.

- Mạng đường bộ cao tốc bao gồm các trục chính có lưu lượng xe cao, liên kết với hệ thống đường bộ, kết cấu hạ tầng của các phương thức vận tải khác nhằm khai thác đồng bộ, chủ động và hiệu quả các dịch vụ vận tải trong phát trin kinh tế. Đng thời có tính kết ni với hệ thng đường bộ cao tc của các nước trong khu vực để chủ động hp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các lĩnh vực tư vấn, xây dựng, quản lý, khai thác với Mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc dưới nhiều hình thức.

- Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc quốc gia làm cơ sở để xác định nguồn vốn đầu tư, quỹ đất và tiến trình thực hiện các dự án đường bộ cao tc từ nay đến năm 2020, năm 2030 và những năm tiếp theo.

2. Mục tiêu:

- Nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng Điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng), các tuyến ra các cảng biển lớn.

- Tạo khả năng liên kết cao vi các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.

- Đường bộ cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng phải đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, bảo đm môi trường và cảnh quan.

- Góp phần giải quyết ách tắc giao thông, trước hết tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các tuyến đường cao tốc trong Quy hoạch được hoạch định với quy mô hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng xe và khả năng huy động nguồn vốn, nhưng phải tiến hành quản lý quỹ đất để hạn chế chi phí giải phóng mặt bằng sau này.

3. Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam:

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của đất nước; định hướng phát triển kinh tế của 4 vùng kinh tế trọng Điểm; chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km gồm:

a) Tuyến cao tốc Bắc - Nam

Gồm 02 tuyến với tổng chiều dài Khoảng 3.083 km:

- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tổng chiều dài 1.814 km.

- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, tổng chiều dài là 1.269 km.

b) Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc

Gồm 14 tuyến cao tốc hướng tâm kết nối với Thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài 1.368 km, cụ thể như sau:

+ Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, dài 143 km;

[...]
3