Loading


Quyết định 35/2002/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 35/2002/QĐ-TTg
Ngày ban hành 12/03/2002
Ngày có hiệu lực 12/03/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Mạnh Cầm
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 35/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 35/2002/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 2002 VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2002/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Mạnh Cầm

(Đã ký)

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có hiệu lực. Các cơ quan nhà nước, các Bộ, các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân cần quán triệt ý nghĩa của Hiệp định, những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi Hiệp định, có trách nhiệm đề ra và thực hiện những kế hoạch hành động cụ thể, nhằm ra sức phát huy nội lực, truyền thống yêu nước, bản sắc văn hoá dân tộc, tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (dưới đây gọi tắt là Hiệp định), phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phổ biến Hiệp định :

a) Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thương mại xây dựng và thực hiện kế hoạch cụ thể để tiếp tục tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, phổ biến, tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng về Hiệp định; quán triệt cho các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có sự hiểu biết đầy đủ về tinh thần và nội dung của Hiệp định, nhận thức đúng đắn các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc thực hiện Hiệp định.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Bộ Thương mại lồng ghép nội dung Hiệp định vào chương trình giảng dạy về hội nhập kinh tế quốc tế ở các trường đảng, trường hành chính, trường đại học và cao đẳng.

c) Các Bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp có thể mời chuyên gia giỏi người Mỹ hoặc người Việt ở nước ngoài giới thiệu chính sách, pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ và thực tiễn hoạt động thương mại của Chính phủ Hoa Kỳ (cả cấp liên bang và cấp bang).

2. Rà soát văn bản pháp luật :

a) Bộ Tư pháp căn cứ vào kết quả rà soát bước đầu các văn bản pháp luật để bổ sung, sửa đổi nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta, làm việc với các cơ quan liên quan của Quốc hội và Chính phủ để xác định nội dung chương trình xây dựng pháp luật năm 2002 - 2003 cho phù hợp với yêu cầu về thực hiện Hiệp định.

b) Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo chương trình của Chính phủ để trình Quốc hội về xây dựng, bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật của cả nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XI (2002 - 2006), có tính đến nhu cầu phục vụ việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp quy trong lĩnh vực mình phụ trách và trong thẩm quyền ban hành của mình phù hợp với yêu cầu thi hành Hiệp định.

3. Về lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết trong Hiệp định và nâng cao khả năng cạnh tranh:

a) Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực chủ động đi vào thị trường Mỹ như mở văn phòng đại diện, đại lý, đầu tư liên doanh sản xuất và kinh doanh tại thị trường này.

b) Nước ta sẽ mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ theo lộ trình đã cam kết trong Hiệp định. Các ngành, địa phương, doanh nghiệp căn cứ vào lộ trình đó, chủ động chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, cơ chế, chính sách, sắp xếp lại doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh để thực hiện mở cửa thị trường theo Hiệp định.

c) Trong năm 2002, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan hoàn thành việc đánh giá khả năng cạnh tranh; đề xuất các kiến nghị về giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành hàng, mặt hàng và dịch vụ trong nền kinh tế nước ta, trình Thủ tướng Chính phủ.

d) Trong năm 2002, từng Bộ, từng ngành, địa phương, từng doanh nghiệp phải thực hiện và hoàn thành việc tự đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ thuộc ngành, địa phương, doanh nghiệp mình; đề ra và thực hiện các biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ