Loading


Quyết định 3587/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục các loại quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xin ý kiến của các đơn vị quốc phòng, công an

Số hiệu 3587/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/09/2021
Ngày có hiệu lực 14/09/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đỗ Minh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3587/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOẠI QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIN Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUỐC PHÒNG, CÔNG AN

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14;

Căn cứ Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 của Chính phủ về quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ vành đai các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý; số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; số 71/2015/NĐ- CP ngày 03/09/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam; số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng; số 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Quốc phòng: Thông tư số 25/2008/TT-BQP ngày 06/3/2008 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 của Chính phủ về quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ vành đai các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý; số 43/2015/TT-BQP ngày

28/5/2015 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 6322/SKHĐT-TH ngày 30/8/2021 về việc ban hành danh mục các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cần xin ý kiến của các đơn vị quốc phòng, công an.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục 13 loại quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cần xin ý kiến của các đơn vị quốc phòng, công an trước khi xem xét, quyết định theo quy định, gồm: 03 loại quy hoạch, kế hoạch; 01 loại chương trình, đề án; 09 loại dự án.

Điều 2. Giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, căn cứ danh mục các loại quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được ban hành tại Điều 1, khi triển khai thực hiện trình tự, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định, phải xin ý kiến hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến tham gia của các đơn vị quốc phòng và công an có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH.

CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

DANH MỤC

CÁC LOẠI QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN XIN Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUỐC PHÒNG, AN NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục các loại quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án

Căn cứ pháp lý

Đơn vị quốc phòng, an ninh lấy ý kiến

1

2

3

4

I

Danh mục các loại quy hoạch, kế hoạch

1

Quy hoạch tỉnh, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.

- Tại khoản 1, 2 Điều 13 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng quy định:

+ Cơ quan chủ trì lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng.

+ Bộ, ngành, địa phương khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án quan trọng quốc gia phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng theo quy định.

- Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ quy định: Phân cấp tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện liên quan đến quốc phòng:

+ Bộ Tư lệnh Quân khu tham gia thẩm định quy hoạch cấp vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các dự án trọng điểm liên quan đến quốc phòng trên địa bàn quân khu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tham gia thẩm định kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện liên quan đến quốc phòng; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Đối với quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch đô thị: Cơ quan được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu các hồ sơ, thủ tục để UBND tỉnh xin ý kiến tham gia của Bộ Tư lệnh Quân khu IV trước khi xem xét, phê duyệt.

- Đối với kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh: Cơ quan được giao chủ trì, xin ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

2

Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghệ cao.

- Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam quy định: “Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghệ cao phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam để thống nhất bề mặt quản lý độ cao công trình”.

- Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định: “UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh lập quy hoạch quản lý, sử dụng không gian trên địa bàn”.

Cơ quan được giao lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, làm cơ sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền xin ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi xem xét, phê duyệt theo quy định.

3

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Tại khoản 1 Điều 36 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 quy định về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: “1. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; c) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng; d) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

- Tại Điều 42 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 quy định: “UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh”.

- Để quy hoạch sử dụng đất cấp huyện không ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, công an thì trước khi xem xét, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện cần lấy ý kiến của các đơn vị quốc phòng, an ninh.

UBND cấp huyện lấy ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

II

Danh mục các loại chương trình, đề án

1

Chương trình, đề án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh (như: Tuyến biên giới biển, biên giới đất liền, khu vực phòng thủ...).

Tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế: “Thẩm định chặt chẽ những chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh; vừa đảm bảo phù hợp phát triển kinh tế với quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng trong khu vực phòng thủ trên địa bàn cả nước, chỉ được phê duyệt khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an”.

Cơ quan chủ trì xây dựng chương trình, đề án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi xem xét, phê duyệt theo quy định.

III

Danh mục các loại dự án phát triển kinh tế - xã hội

1

Dự án xây dựng khu du lịch, khu kinh tế; giao thông, thủy sản và các công trình cảng, bến đậu; thăm dò, khai thác tài nguyên; các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển trên địa bàn tỉnh.

Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/09/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: Khi lập dự án xây dựng khu du lịch, khu kinh tế; giao thông, thủy sản và các công trình cảng, bến đậu; thăm dò, khai thác tài nguyên; các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh sở tại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã sở tại trước 03 ngày làm việc.

- Cơ quan được giao chủ trì tham mưu, lấy ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, làm cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan trước khi xem xét, quyết định việc đầu tư dự án.

- Khi triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và UBND huyện, xã biết trước ít nhất trước 03 ngày làm việc.

2

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020 thì: “Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây: a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này; b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này; c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển”.

Cơ quan chủ trì tham mưu việc đầu tư dự án xin ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh đối với toàn bộ các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh (các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài) trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3

Dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm liên quan đến quốc phòng.

- Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ quy định: “Bộ, ngành, địa phương khi xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án quan trọng quốc gia phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng”.

+ Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ quy định: Phân cấp tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện liên quan đến quốc phòng thực hiện như sau:

b) Bộ Tư lệnh Quân khu tham gia thẩm định quy hoạch cấp vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các dự án trọng điểm liên quan đến quốc phòng trên địa bàn quân khu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

d) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tham gia thẩm định kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện liên quan đến quốc phòng; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm liên quan đến quốc phòng trên địa bàn quân khu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Cơ quan được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến tham gia của Bộ Tư lệnh Quân khu IV đối với dự án trước khi xem xét, quyết định việc đầu tư.

- Các dự án phát triển KT-XH cấp huyện liên quan đến quốc phòng; dự án phát triển KT-XH liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh: Cơ quan được giao chủ trì gửi BCH Quân sự tỉnh tham gia ý kiến đối với dự án trên địa bàn huyện trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đầu tư.

4

Dự án ảnh hưởng đến vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do (gọi tắt là vành đai an toàn kho).

- Tại Điều 3 Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 của Chính phủ về quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ vành đai các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý, quy định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân khi quy hoạch, xây dựng công trình liên quan đến phạm vi Vành đai an toàn kho quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định này phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng và chấp hành các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho”.

- Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 25/2008/TT-BQP ngày 06/3/2008 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 của Chính phủ quy định:

“Các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ (gọi tắt là kho đạn dược) được phân ra các cấp: a) Các kho đạn dược cấp Bộ Quốc phòng; b) Các kho đạn dược cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng; c) Các kho đạn dược cấp sư đoàn, Vùng Hải quân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; d) Các kho nguyên liệu, sản phẩm và dây chuyền sản xuất vật liệu nổ, sản xuất, sửa chữa đạn dược của các nhà máy quốc phòng; đ) Các kho cấp lữ đoàn, trung đoàn, căn cứ sân bay huyện, thị và tương đương.

- Tại điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 25/2008/TT-BQP ngày 06/3/2008 của Bộ Quốc phòng quy định: “Mọi tổ chức, cá nhân khi quy hoạch, xây dựng công trình, khai thác, sử dụng vùng đất, khoảng không thuộc Vành đai an toàn kho trong phạm vi cho phép quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 148/2006/NĐ-CP phải có ý kiến của thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý kho đạn dược và chấp hành các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ vành đai an toàn kho. Ngoài phạm vi cho phép quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 7 Nghị định số 148/2006/NĐ-CP phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.”

Cơ quan được giao chủ trì tham mưu, lấy ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, căn cứ cấp kho đạn dược, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xin ý kiến các đơn vị của Bộ Quốc phòng theo quy định tại điểm b khoản 3 Thông tư số 25/2008/TT- BQP ngày 06/3/2008 của Bộ Quốc phòng trước khi xem xét, quyết định việc đầu tư dự án theo quy định.

5

Dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài tại cửa khẩu cảng trên địa bàn tỉnh.

- Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng quy định: Cửa khẩu cảng bao gồm cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu cảng thủy nội địa:

a) Cửa khẩu cảng biển là phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng; cảng dầu khí ngoài khơi do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác. Cửa khẩu cảng biển bao gồm cả cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng cá nằm trong vùng nước cảng biển.

b) Cửa khẩu cảng thủy nội địa là phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác. Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm cả bến thủy nội địa có vùng nước trước cầu cảng thuộc vùng nước cửa khẩu cảng thủy nội địa.

- Tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ quy định: Khi lập các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài tại cửa khẩu cảng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sở tại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh, chính quyền địa phương sở tại trước 03 ngày làm việc.

- Cơ quan được giao chủ trì tham mưu, lấy ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, làm cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi xem xét, quyết định việc đầu tư dự án.

- Khi triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh và UBND huyện, xã biết trước ít nhất trước 03 ngày làm việc.

6

Dự án, phi dự án viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho các cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện tại địa phương.

- Tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam quy định về thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ, quy định về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án: “Đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 7 Nghị định này thực hiện tại địa phương: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan”.

- Tại Điều 7 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ:

“2. Người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt: a) Các khoản viện trợ không quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản viện trợ khắc phục hậu quả được viện trợ trực tiếp cho một bộ, ngành, địa phương không phụ thuộc vào quy mô khoản viện trợ. b) Các khoản viện trợ mà bên tiếp nhận là các tổ chức do cơ quan chủ quản ra quyết định cho phép thành lập hoặc phê duyệt điều lệ hoặc cấp Giấy đăng ký hoạt động, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bên tiếp nhận viện trợ, trừ các tổ chức do Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt các khoản viện trợ của các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ quyết định cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ.

4. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phê duyệt các khoản cứu trợ nhân đạo không có địa chỉ cụ thể (Bên cung cấp viện trợ không ấn định cứu trợ cho một địa phương cụ thể).”

Trong quá trình thẩm định các khoản viện trợ thực hiện tại địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản xin ý kiến của Công an tỉnh để làm cơ sở thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án theo quy định.

7

Dự án, công trình xây dựng; thực hiện khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản trong vành đai biên giới, khu vực biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh.

- Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Khi xây dựng các dự án, công trình trong vành đai biên giới, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi triển khai thực hiện dự án chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh và chính quyền địa phương sở tại biết trước ít nhất trước 03 ngày làm việc.

- Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28/5/2015 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ quy định: “Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nơi có dự án, công trình xây dựng) tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng để có văn bản trả lời….”.

- Cơ quan được giao chủ trì tham mưu, lấy ý kiến tham gia của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan, làm cơ sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi xem xét, quyết định việc đầu tư dự án.

- Khi triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và UBND huyện, xã biết trước ít nhất trước 03 ngày làm việc.

8

Dự án trên một số lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, vi phạm pháp luật; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn an ninh, trật tự; tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường (như việc giao đất, xây dựng, cải tạo các công trình tôn giáo; các dự án giải phóng mặt bằng có diện tích, số lượng di dân lớn; các dự án tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường; các dự án liên quan đến đấu giá tài sản công; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...).

- Tại Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia có định hướng, quan điểm: (i) Bảo vệ an ninh quốc gia là tổng thể các biện pháp xây dựng, củng cố tiềm lực an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. (ii) Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia. Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ an ninh quốc gia với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chủ trương, chiến lược, chính sách, kế hoạch và trong từng đề án, dự án cụ thể. (iii) Tập trung giải quyết các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia; …

- Các nội dung, định hướng và giải pháp tại Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ quan chủ trì tham mưu việc đầu tư dự án chủ động xin ý kiến hoặc báo cáo UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho cơ quan Công an tham gia ý kiến đối với các dự án bằng các hình thức phù hợp (có văn bản tham gia ý kiến, tổ chức họp,…) trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đầu tư theo quy định.

9

Dự án phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình, gồm: (i) Công trình có độ cao vượt lên khỏi QH các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay và những công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45m trở lên so với mức cao sân bay. (ii) Công trình có chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được công bố hoặc cao từ 45m trở lên so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự án quy hoạch đô thị, không gian đã được thống nhất về độ cao. (iii) Hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến và các công trình điện gió; công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

- Tại Điều 9 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam, quy định cụ thể các dự án, công trình phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình.

- Tại Điều 11 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016 của Chính phủ quy định giải quyết đề nghị chấp thuận về độ cao công trình: Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình” đối với các dự án, công trình phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình.

Cơ quan được giao chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi xem xét, quyết định việc đầu tư dự án theo quy định.

 

 

 

2