Loading


Quyết định 38/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 38/2019/QĐ-TTg
Ngày ban hành 31/12/2019
Ngày có hiệu lực 20/02/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bảo hiểm,Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2019/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 60/2015/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chnh phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 thng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chnh,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chnh phủ về cơ chế quản lý tài chnh về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

1. Bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 1 như sau:

“d) Cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 2 như sau:

“c) Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh các khoản thu, chi về chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản này được sử dụng bổ sung nguồn chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo số dư trên tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định này để thực hiện chi trả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Số dư trên tài khoản này trong thời gian tạm thời nhàn rỗi, được gửi có kỳ hạn để nâng cao hiệu quả đầu tư theo phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và phải đảm bảo nhu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo, được Nhà nước cấp chi phí chi trả bằng 0,65% tổng số tiền chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động, chi đóng bảo hiểm y tế), trong đó chi cho tổ chức làm đại lý chi trả bình quân bằng 70% tổng số chi phí chi trả, mức chi cụ thể cho tổ chức làm đại lý chi trả của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết đnh.”

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và bổ sung Khoản 5 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm phân bổ, và giao dự toán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc giao dự toán chi phí quản lý cho các đơn vị trực thuộc, các cơ quan, tổ chức thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội tại địa phương”.

b) Bổ sung Khoản 5 Điều 5 như sau:

“5. Sau khi báo cáo quyết toán năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định phần chênh lệch giữa dự toán chi phí quản lý được giao và mức chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu, thực chi của năm trước theo quy định, báo cáo Bộ Tài chính để bù trừ vào dự toán chi phí quản lý năm sau.”

6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 6 như sau:

“5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời nhu cầu kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tạm ứng, thanh toán, chi trả các chế độ cho người thụ hưởng và chi phí quản lý trong phạm vi dự toán được giao. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết nội dung này.”

7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 7 như sau:

“2. Số quyết toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền thực thu, gồm: số tiền đóng của người tham gia, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng và số tiền lãi chậm đóng (nếu có). Đối với chi phí quản lý được cấp có thẩm quyền giao trong năm, các đơn vị sử dụng và quyết toán theo chế độ quy định. Phần chênh lệch giữa dự toán chi phí quản lý được giao và mức chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu, thực chi được bù trừ vào dự toán chi phí quản lý năm sau”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều 8 như sau:

[...]
1