Loading


Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 386/2016/QĐ-TANDTC
Ngày ban hành 25/03/2016
Ngày có hiệu lực 25/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Trương Hòa Bình
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng,Giáo dục

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 386/2016/QĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỌC VIỆN TÒA ÁN

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tòa án;

Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ và Giám đốc Học viện Tòa án,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Vị trí của Học viện Tòa án

a) Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bi dưỡng nghiệp vụ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, hoạt động theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Giáo dục đi hc, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ trường đại học.

b) Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và Phân vin ti Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Chức năng của Học viện Tòa án

a) Đào tạo đại học, sau đại học.

b) Đào tạo Nghiệp vụ xét xử;

c) Đào tạo nghiệp vụ để bổ nhiệm các chức danh Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo quy định; đào tạo các chức danh khác phục vụ cho hệ thống Tòa án nhân dân.

d) Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, Hội thẩm nhân dân.

đ) Nghiên cứu khoa học xét xử phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

e) Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong công tác tổng kết thực tiễn xét xử, phát triển án lệ; tham gia xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Chiến lược công tác đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, 05 (năm) năm và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Học viện.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:

a) Đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành luật;

b) Đào tạo Nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn Thẩm phán;

[...]
7