Loading


Quyết định 3893/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 3893/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2022
Ngày có hiệu lực 30/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Võ Văn Minh
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3893/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính Phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030;

Xét báo cáo và đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 5658/TTr-SXD ngày 28/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030 (Kèm theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030) với các nội dung chính, như sau:

I. Quan điểm phát triển nhà ở:

1. Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở; phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh và Chương trình phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2030 để tăng cường công tác quản lý nhà nước về nhà ở và phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.

2. Phát triển nhà ở đáp ứng được nhu cầu nhà ở, đặc biệt nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng cần hỗ trợ cải thiện về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc nhà ở không bền chắc, không đảm bảo khi chịu ảnh hưởng trước thiên tai, biến đổi khí hậu) theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, phù hợp nguồn lực tài chính của người dân, xóa bỏ nhà ở thiếu kiên cố, nhà ở đơn sơ còn lại trên địa bàn tỉnh.

3. Phát triển nhà ở phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở, phù hợp Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật khác có liên quan, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát; sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh thái, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và thân thiện với môi trường, đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Đối với khu vực đô thị, việc phát triển nhà ở phải phù hợp với yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nhà ở. Ưu tiên phát triển các dự án nhiều cây xanh, kiến trúc độc đáo tạo điểm nhấn tại các khu vực đô thị, tạo quỹ đất phát triển giao thông công cộng và công trình ngầm, công viên, không gian công cộng, hướng đến phát triển theo mô hình thành ph thông minh, văn minh, hiện đại.

5. Đối với khu vực nông thôn, việc phát triển nhà ở phải phù hợp với yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật Nhà ở. Ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở của các hộ dân cư nông thôn (sửa chữa, cải tạo và nâng cấp ch ở hiện có), gắn với phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của địa phương.

II. Mục tiêu cụ thể:

1. Phát triển diện tích nhà ở

- Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt 33,50 m2 sàn/người trong đó: Tại khu vực đô thị đạt 34,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29,64 m2 sàn/người; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người.

- Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 42,0 m2 sàn/người, trong đó: Tại khu vực đô thị đạt 43,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 33,00 m2 sàn/người, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người.

2. Nâng cao chất lượng nhà ở

- Đến năm 2025, phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố đạt 99,9% (trong đó khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 99,8%), không còn nhà ở đơn sơ. Đến năm 2030, phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố đạt 100% (xoá bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ trên địa bàn tỉnh), không còn phát sinh nhà ở đơn sơ.

Đến năm 2045, phấn đấu nâng chất lượng nhà kiên cố đạt 100% kiên cố và bán kiên cố, không phát sinh nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ.

[...]
1