Loading


Quyết định 409/2002/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 409/2002/QĐ-TTg
Ngày ban hành 27/05/2002
Ngày có hiệu lực 11/06/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 409/2002/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2020  

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại tờ trình số 3991/TTr-UB ngày 04 tháng 12 năm 2001 và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 2259/BXD-KTQH ngày 18 tháng 12 năm 2001,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau :

1. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung :

Phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thành phố (gồm 12 phường và 3 xã) và vùng phụ cận (gồm các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà) có tổng diện tích 96.914 ha, trong đó thành phố Đà Lạt có diện tích 39.104 ha và vùng phụ cận có diện tích 57.810 ha.

2. Tính chất : thành phố Đà Lạt có 5 tính chất sau :

a) Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hoá, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng.

b) Là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước.

c) Là một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước.

d) Là khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

đ) Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.

3. Quy mô dân số :

Quy mô dân số toàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 là 432.700 người, trong đó : dân số nội thành là 201.000 người; dân số ngoại thành là 27.000 người; dân số vùng phụ cận là 154.700 người và dân số quy đổi từ lượt khách du lịch là 50.000 người (2.000.000 khách/năm).

4. Quy mô đất xây dựng :

- Đất xây dựng đô thị đến năm 2005 : khoảng 16.744,4 ha với chỉ tiêu 1.046,5 m2/người, trong đó đất dân dụng 1.280,5 ha với chỉ tiêu 80 m2/người.

- Đất xây dựng đô thị đến năm 2020 : khoảng 17.836,8 ha với chỉ tiêu 887,4m2/người, trong đó đất dân dụng 1.474 ha với chỉ tiêu 73,3 m2/người.

5. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị :

a) Hướng phát triển thành phố : chủ yếu phát triển theo 4 hướng chính sau :

- Hướng Tây - Tây Bắc: phát triển khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng, các khu hỗ trợ xung quanh và khu du lịch Cam Ly - Măng Lin.

- Hướng Nam - Đông Nam : phát triển khu du lịch hồ Tuyền Lâm; phát triển các cụm công nghiệp, trồng trọt chế biến nông sản nằm dọc trục quốc lộ 20 kéo dài đến sân bay quốc tế Liên Khương.

- Hướng Đông : phát triển cụm công nghiệp chế biến rau, hoa và nông sản và một số khu công nghiệp nhỏ khai thác, chế biến.

- Hướng Bắc - Đông Bắc : phát triển du lịch sinh thái rừng Đạ Sa, Đạ Cháy - huyện Lạc Dương và khu bảo tồn thiên nhiên Bi Đúp - Núi Bà.

b) Phân khu chức năng :

- Các khu dân cư bao gồm :

+ Khu hạn chế phát triển gồm : khu trung tâm thành phố cũ nằm trong phạm vi đường bao quanh khu trung tâm khoảng 533,2 ha được cải tạo, chỉnh trang bằng giải pháp di dời một số nhà máy, xí nghiệp, kho tàng gây ô nhiễm, một số nhà nằm trong vùng ven suối và không đảm bảo điều kiện về môi trường. Hạn chế tối đa việc phát triển nhà chia lô liền kề mặt phố trên tuyến đường được mở mới.

[...]
3