Loading


Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 409/QĐ-TTg
Ngày ban hành 09/04/2012
Ngày có hiệu lực 09/04/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 409/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 04-KL/TW NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 04-KL/TW NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 09-12-2003 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA IX) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, NHÂN DÂN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngày 19 tháng 4 năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 04-KL/TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây gọi là Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư). Để việc triển khai thực hiện Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư được thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Bảo đảm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần và nội dung được nêu tại Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư; tập trung đẩy mạnh và hướng công tác phổ biến, giao dục pháp luật về cơ sở.

2. Nhà nước phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc khuyến khích, tạo điều kiện, huy động sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, nguồn lực xã hội vào công tác này.

3. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức pháp luật, đạo đức công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân; thông qua hoạt động thực thi công vụ kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Kế thừa và tiếp tục phát huy các kết quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua; tổng kết thực tiễn để chọn lọc, nhân rộng những mô hình, cách thức có hiệu quả trong công tác này.

II. MỤC TIÊU

1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân.

2. Triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, chọn lọc, phát triển các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với đối tượng, địa bàn và nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân trong từng giai đoạn.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chỉ đạo tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 04-KL/TW, tập trung vào một số nội dung sau:

1. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư; gắn việc triển khai thực hiện Kết luận với việc thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kết hợp việc triển khai toàn diện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại các Bộ, ngành, địa phương;

2. Hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, đồng bộ để triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật sau khi được Quốc hội thông qua; tổ chức thi hành tốt các văn bản pháp luật về lĩnh vực này;

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, địa phương; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thành viên của Hội đồng ở các cấp; có chính sách hợp lý đối với các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;

[...]
1