Loading


Quyết định 414/QĐ-HĐND năm 2009 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 414/QĐ-HĐND
Ngày ban hành 23/12/2009
Ngày có hiệu lực 23/12/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Phạm Phương Thảo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 414/QĐ-HĐND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 ngày 11 tháng 12 năm 2007 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-HĐND ngày 10 tháng 04 năm 2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 314/VP-TC ngày 05 tháng 11 năm 2009 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1600/TTr-SNV ngày 10 tháng 12 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. THƯỜNG TRỰC HĐND THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Phạm Phương Thảo

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 414/QĐ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Văn phòng) là cơ quan giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội (sau đây gọi chung là Đoàn đại biểu Quốc hội), Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân).

Điều 2. Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trụ sở làm việc của Văn phòng và Phòng Công tác Hội đồng nhân dân đặt tại số 86 đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trụ sở làm việc của Phòng Công tác đại biểu Quốc hội đặt tại số 2bis đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG

Điều 3. Nhiệm vụ của Văn phòng

1. Trong việc tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng có các nhiệm vụ sau:

a) Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

b) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trực tiếp đóng góp ý kiến, tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết và các văn bản khác theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

c)Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận giám sát;

d) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;

đ) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; giúp Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết;

[...]
2