Loading


Quyết định 4360/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 4360/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 10/12/2015
Ngày có hiệu lực 10/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4360/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CHI TIẾT THUỘC QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định s 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT);

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thm duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; Thông tư s 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điu chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điu chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/04/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điu chỉnh Quy hoạch tng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy ni địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ văn bản số 6106/VPCP-CN ngày 25/10/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc “y quyền Bộ trưởng Bộ GTVT tổ chức thẩm định và phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 theo đúng quy định hiện hành”;

Căn cứ Thông tư số 61/TT-BGTVT ngày 27/10/2014 của Bộ GTVT quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bDanh mục phân loại cảng thủy nội địa.

Căn cứ Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia; Thông tư 36/2012/TT-BGTVT ngày 13/9/2012 của Bộ trưng Bộ GTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia;

Xét tờ trình số 2226/TTr-CĐTNĐ ngày 13/10/2015 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình về việc “phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Phần quy hoạch các tuyến vận tải chính và rà soát tĩnh không cầu)”;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chi tiết thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

a) Khu vực phía Bắc (gồm 17 tuyến)

- Tuyến Hải Phòng - Hà Nội qua sông Đung đổi tên thành tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì qua sông Đung dài 154,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp II. Tĩnh không các cầu xây mới từ Hải Phòng đến cầu Bình tối thiu đạt 9,5 m; từ cầu Bình lên thượng lưu tối thiu đạt 7 m.

- Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc, từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 264 km): Giữ nguyên quy hoạch cấp II (riêng đoạn từ cửa Văn Úc đến cầu Khuể là cấp đặc biệt). Tĩnh không cầu quy hoạch các đoạn tuyến như sau:

+ Sông Đào Hạ Lý (Hải Phòng) dài 3 km: Đoạn từ ngã ba Xi Măng (sông Cấm) đến ngã ba sông Rế, các cầu khi xây dựng mới tĩnh không ti thiu đạt 4,75 m; đoạn từ ngã ba sông Rế đến ngã ba Niệm các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiu đạt 7 m;

+ Sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Kênh Khê, sông Luộc: Các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m;

+ Đoạn sông Đào Nam Định từ ngã ba sông Đáy đến cảng Nam Định phục vụ tàu pha sông biển đến 1.000 T giữ nguyên quy hoạch cấp II; đoạn hạ lưu từ ngã ba sông Đáy đến cầu Đò Quan không cầu xây mới đạt 9 m, đoạn thượng lưu từ ngã ba sông Hồng đến cầu Đò Quan tĩnh không cầu xây mới đạt 7 m;

+ Tuyến sông Đáy đoạn từ ngã ba sông Đào Nam định đến Ninh Bình, phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, điu chỉnh quy hoạch từ cấp I lên cấp đặc biệt.

- Tuyến từ cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), dài 196 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp I, đoạn cửa Lạch Giang đến kênh ni Đáy - Ninh Cơ là cấp đặc biệt.

- Tuyến cửa Đáy - Ninh Bình (từ cửa Đáy đến cảng Ninh Phúc) dài 72 km: Phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, điu chỉnh quy hoạch từ cấp I lên cấp đặc biệt.

- Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua cửa Lạch Giang, kênh ni Đáy - Ninh Cơ) từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 178,5 km: phục vụ tàu 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt.

- Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai từ cảng Hà Nội đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai) dài 365,5 km; cụ thể:

+ Đoạn Hà Nội - cảng Việt Trì dài 74 km trên sông Hồng: Ginguyên quy hoạch cấp II;

+ Đoạn từ Việt Trì - cảng Yên Bái dài 125 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III;

+ Đoạn từ cảng Yên Bái - ngã ba Nậm Thi (Lào Cai) dài 166 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp IV; nghiên cứu xây dựng đập dâng nước, âu tầu kết hợp thủy điện đ nâng lên cp III.

[...]
4