Loading


Quyết định 444/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022

Số hiệu 444/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 28/01/2022
Ngày có hiệu lực 28/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Văn Phúc
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH; THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2022

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH; THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 444/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP); Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 32/2020/NĐ-CP); Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP); Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022;

b) Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo phân công của Thủ tướng Chính phủ nói riêng và trong lĩnh vực giáo dục nói chung để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

c) Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để bảo đảm về nguồn nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn của ngành giáo dục.

2. Yêu cầu

a) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP;

b) Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP; tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan;

c) Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai, theo dõi tình hình thi hành pháp luật nói chung và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành nói riêng;

d) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của từng đơn vị liên quan trong việc triển khai thi hành các văn bản liên quan đến công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

[...]
3