Loading


Quyết định 456/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Công Thương

Số hiệu 456/QĐ-BCT
Ngày ban hành 01/03/2019
Ngày có hiệu lực 01/03/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 456/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chánh Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các Vụ: AP, AM, KHCN, TC, PC, KH;
- Các Cục: XNK, CT, PVTM, XTTM, TMĐT;
- VPB, VPBCĐLNKT, Trung tâm TTCN&TM;
- Lưu: VT, ĐB (2),

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 456QĐ/BCT-ĐB ngày 01 tháng 03 năm 2019 của Bộ Công Thương)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Cơ sở pháp lý

- Việt Nam cùng 10 nước bao gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi- lê, Ma-lai-xia, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Niu Di-lân, Pê-ru và Xinh-ga-po đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chi-lê vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Theo quy định, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi có 6 nước thành viên hoàn tất thủ tục phê chuẩn và thông báo cho nước lưu chiểu là Niu Di-lân.

- Ngày 30 tháng 12 năm 2018, Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với 6 nước thành viên gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na- đa và Ốt-xtrây-lia sau khi các nước này hoàn tất thủ tục phê chuẩn và thông báo cho Niu Di-lân.

- Đối với Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 72/2018/QH14 về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan. Ngày 15 tháng 11 năm 2018, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi văn bản thông báo cho Niu Di-lân về việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Căn cứ theo điều khoản có hiệu lực của Hiệp định, ngày 14 tháng 01 năm 2019 là ngày Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam.

- Ngày 25 tháng 01 năm 2019, tại Quyết định số 121/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Tại công văn số 9552/BCT-KH của Bộ Công Thương ngày 23 tháng 11 năm 2018 do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã giao Vụ Đa biên chủ trì việc xây dựng kế hoạch, lộ trình, phân công chi tiết các nội dung công việc để triển khai Hiệp định CPTPP.

2. Sự cần thiết

- Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP. Vì vậy, Bộ Công Thương cần phải xây dựng Kế hoạch thực hiện rõ ràng để bảo đảm triển khai đầy đủ nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao.

- Hiệp định CPTPP là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam đàm phán, ký kết và phê chuẩn. Hiệp định này có mức độ cam kết sâu và rộng hơn nhiều các FTA trước đây của Việt Nam. Hiệp định này dự kiến sẽ đem lại nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng đi kèm những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, trong đó có nhiều lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Do đó, việc xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương sẽ giúp Bộ một mặt hoàn thành nhiệm vụ đầu mối triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP do Chính phủ giao mặt khác sẽ giúp Bộ chủ động trong việc tận dụng các cơ hội cũng như hạn chế các thách thức đối với những lĩnh vực phụ trách.

- Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định CPTPP rất lớn, đặc biệt sau khi Hiệp định được Quốc hội Việt Nam thông qua. Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều hội thảo được tổ chức tại một số địa phương nhưng chủ yếu mang tính tự phát, không theo chương trình tuyên truyền có tính hệ thống của Chính phủ. Vì vậy, dư luận rất mong chờ Chính phủ, cụ thể là Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan chủ trì đàm phán Hiệp định CPTPP trực tiếp tổ chức các hội thảo, tọa đàm có chất lượng và chuyên môn cao để giới thiệu và giải thích đầy đủ, cặn kẽ về Hiệp định CPTPP tới các đối tượng quan tâm.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ NGUỒN KINH PHÍ

1. Mục tiêu

[...]
3