Loading


Quyết định 461/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 461/QĐ-TTg
Ngày ban hành 14/04/2022
Ngày có hiệu lực 14/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Văn Thành
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 461/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 32/BC-HĐTĐNVLQHV ngày 22 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2028/TTr-BKHĐT ngày 30 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là quy hoạch vùng Tây Nguyên) với những nội dung chính như sau:

1. Tên quy hoạch, phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Phạm vi ranh giới quy hoạch

- Phạm vi ranh giới về hành chính: Bao gồm toàn bộ khu vực lãnh thổ nằm trong địa giới hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

- Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: Không gian nghiên cứu được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng Tây Nguyên trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

c) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch

a) Quan điểm lập quy hoạch

- Quy hoạch vùng Tây Nguyên phải gắn kết với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng và liên quan đến vùng.

- Quy hoạch bảo đảm cho vùng phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù của vùng và sự phát triển của khoa học công nghệ; phát triển đi đôi với bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa, cân đối, hài hòa các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

- Quy hoạch bố trí không gian, kết cấu hạ tầng tạo được điều kiện cho đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các địa phương trong vùng nhất là phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, giải quyết những khâu đang là điểm nghẽn đối với phát triển vùng, liên kết nội vùng, liên vùng, hợp tác khu vực và quốc tế.

- Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ quá trình phát triển đối với sinh kế của các cộng đồng dân cư. Quá trình lập quy hoạch cần kết hợp với các chính sách khác để thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và đảm bảo sinh kế bền vững của người dân.

b) Mục tiêu lập quy hoạch

[...]
1