Loading


Quyết định 667/QĐ-BCT năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 667/QĐ-BCT
Ngày ban hành 01/03/2018
Ngày có hiệu lực 01/03/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 667/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2025, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2035 - HỢP PHẦN I: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN 110 KV

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình 152/TTr-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2017 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 (Họp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV) và Văn bản số 1808/SCT-QLNL ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Sở Công Thương Ninh Thuận về việc báo cáo, đề nghị phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035, kèm theo hồ sơ bổ sung, hiệu chỉnh Đề án do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 lập tháng 11 năm 2017; các ý kiến tham gia đối với hồ sơ Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 tại Văn bản số 4509/EVN-KH ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Văn bản số 3299/EVNA/PT-KH ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và Văn bản số 7019/EVNSPC-KH ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Tổng công ty Điện lực miền Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 (Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV) do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 lập với các nội dung chính như sau:

1. Định hướng phát triển

a) Định hướng chung

- Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

- Phát triển lưới điện 220, 110 kV và hoàn thiện lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.

- Xây dựng các đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.

b) Tiêu chí phát triển lưới điện 220, 110 kV

- Cấu trúc lưới điện: lưới điện 220, 110 kV được thiết kế đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định hiện hành. Lưới điện 220, 110 kV phải đảm bảo dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

- Đường dây 220, 110 kV: ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các đường dây tải điện.

- Trạm biến áp 220, 110 kV: được thiết kế với cấu hình quy mô tối thiểu hai máy biến áp.

- Tiết diện dây dẫn:

+ Các đường dây 220 kV: sử dụng dây trên không có tổng tiết diện ≥ 400 mm2 hoặc dây phân pha có tổng tiết diện ≥ 600 mm2 có dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp hoặc cáp ngầm có tiết diện ≥ 1600 mm2.

+ Các đường dây 110 kV: sử dụng dây dẫn tiết diện ≥ 240 mm2, đối với các nhánh rẽ phục vụ đấu nối các nguồn điện tùy theo quy mô công suất để lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp.

- Gam máy biến áp: sử dụng gam máy biến áp công suất ≥ 125 MVA cho cấp điện áp 220 kV; ≥ 25 MVA cho cấp điện áp 110 kV; đối với các trạm phụ tải của khách hàng, gam máy đặt tùy theo quy mô công suất sử dụng. Công suất cụ thể từng trạm được chọn phù hợp với nhu cầu công suất và đảm bảo chế độ vận hành bình thường mang tải (70-80) % công suất định mức.

- Diện tích trạm biến áp đủ để mở rộng ngăn lộ 110 kV và xuất tuyến trung áp trong tương lai; trạm biến áp 110 kV có tối thiểu 10 xuất tuyến đường dây trung áp; xem xét đặt bù công suất phản kháng tại các trạm biến áp 110 kV để nâng cao điện áp vận hành, giảm tổn thất, tại thanh cái 110 kV đạt chỉ tiêu cosφ ≥ 0,92.

c) Tiêu chí phát triển lưới điện trung áp

- Định hướng xây dựng và cải tạo lưới điện: lưới điện trung áp của Tỉnh sẽ được vận hành ở cấp điện áp 22 kV.

- Chỉ đi cáp ngầm khu vực thành phố khi các thành phố được quy hoạch và có hệ thống hạ tầng ổn định.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ