Loading


Quyết định 6847/QĐ-BYT năm 2018 về phê duyệt Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 6847/QĐ-BYT
Ngày ban hành 13/11/2018
Ngày có hiệu lực 13/11/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thị Kim Tiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6847/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ CẢI THIỆN VỆ SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2018-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 06/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Cục trưng Cục Quản lý môi trường y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Quản lý môi trường y tế, Y tế dự phòng, Khoa học công nghệ và Đào tạo, Công nghệ thông tin; Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Pháp chế; Giám đốc Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe trung ương; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- NĐiều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó TTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: NN&PTNT, TN &MT, TT&TT, GD&
ĐT, KH&ĐT, Tài chính (đ p/h);
- Các Th
trưng Bộ Y tế (để p/h chỉ đạo);
- UBND các t
nh/TP trực thuộc TW (để p/h chđạo);
- Sở Y tế các t
nh/TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, MT.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

ĐỀ ÁN

TRUYỀN THÔNG VỀ CẢI THIỆN VỆ SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6847/QĐ-BYT ngày 13/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, với những cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và sự hưởng ứng tích cực của người dân, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ T quc. Y tế dự phòng được tăng cường, đã ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không đxảy ra dịch lớn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ như môi trường, thực phẩm, rèn luyện thân thể, đời sống tinh thần... được quan tâm hơn. Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn trong tăng trưởng độ bao phủ cấp nước và vệ sinh môi trường.

Để giải quyết vấn đề vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 về việc lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Chỉ thị s29/CT-TTg ngày 26/11/2012 về việc tổ chức triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Quyết định số 622/QĐ-TTG ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Ngày 8/4/2014 Chính phủ Việt Nam đã ký tuyên bcam kết với Liên hiệp quốc về Vệ sinh và Nước cho mọi người, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi vào năm 2025.

Theo Chương trình Giám sát chung năm 2015, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn là 67%, với tỷ lệ phóng uế bừa bãi hiện ở mức 2% trên toàn quốc và tỷ lệ tiếp cận nước sạch cải thiện là 94%. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa các vùng có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) và phn còn lại của Việt Nam vn rt lớn. các khu vực Min núi phía Bc - Tây Nguyên - Nam Trung Bộ, khoảng 21% dân số nông thôn phóng uế bừa bãi, và tỷ lệ này lên tới 31% đối với DTTS, và 39% (47% đối với DTTS) có nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh.1 Ở phạm vi quốc gia, xấp xỉ 12% strường học và 37% trung tâm y tế có điều kiện vệ sinh tốt, trên 21% trường học ở Việt Nam không có nước đrửa tay và chỉ có 11% học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh2. Ngoài ra, 27% người dân nông thôn tại các khu vực Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên không được tiếp cận nước sạch an toàn.3 Thiếu tiếp cận các dịch vụ cơ bản và hành vi vệ sinh nghèo nàn dẫn tới tỷ lệ mắc tiêu chảy4 và nhiễm giun sán cao5 - nguyên nhân nhiễm bệnh đứng thứ hai ở các vùng miền núi phía bắc6, 41% trẻ em DTTS dưới 5 tuổi bị thấp còi.7

Công tác truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch luôn được xác định là một giải pháp quan trọng cần thực hiện. Tuy nhiên việc triển khai công tác truyền thông tại các vùng, miền, các địa phương cũng có sự khác biệt lớn, phần lớn chỉ tập trung ở các khu vực được Chương trình, dự án hỗ trợ. Sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương trong công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch còn chưa thực sự quyết liệt; nhận thức, thực hành của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch còn rất khác nhau giữa các nhóm đối tượng và giữa các vùng miền; những điều kiện đphục vụ công tác truyền thông còn bị thiếu hoặc hạn chế; kinh phí cấp cho công tác truyền thông còn thiếu so với nhu cầu, chỉ chiếm khoảng 4% so với tng ngân sách Trung ương cấp cho toàn bộ Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2005-20158.

Đgóp phần đạt được các chỉ tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới vào năm 2020, mục tiêu phát triển bền vững số 6 và cam kết của Chính phủ Việt Nam với Liên hiệp quốc, cần thiết xây dựng và triển khai Đề án “Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết Trung ương số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết Trung ương số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2000 ban hành Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

- Quyết định số 730/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/6/2012 về việc lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ