Loading


Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về Quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước

Số hiệu 766/QĐ-KTNN
Ngày ban hành 01/06/2022
Ngày có hiệu lực 01/06/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Kiểm toán Nhà nước
Người ký Trần Sỹ Thanh
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán,Bộ máy hành chính

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 766/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUY HOẠCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quy định số 50-QĐ/TW ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ;

Căn cứ Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2035/QĐ-KTNN ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy định về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo KTNN;
- Các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Công đoàn KTNN;
- Đoàn TNCSHCM KTNN;
- Lưu: VT, TCCB (05).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Trần Sỹ Thanh

 

QUY ĐỊNH

QUY HOẠCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành theo Quyết định số 766/QĐ-KTNN ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Quy định này quy định về nguyên tắc, mục đích, yêu cầu, đối tượng, thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp, quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, cơ cấu, số lượng, quản lý và công khai trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là công chức) lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;

2. Quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Nguyên tắc quy hoạch

1. Đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm đúng quy trình, chặt chẽ, đồng bộ, liên thông, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch cán bộ.

2. Công tác quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý các cấp của Kiểm toán nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban cán sự đảng, Đảng ủy Kiểm toán nhà nước; phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng trong việc giới thiệu công chức quy hoạch.

3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên cơ sở nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác quy hoạch.

4. Coi trọng chất lượng, bảo đảm cân đối, hài hòa, hợp lý, liên thông giữa các khâu trong công tác cán bộ; giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng; giữa đánh giá với quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ; giữa cán bộ quy hoạch với cán bộ đương nhiệm; giữa nguồn cán bộ tại chỗ và nguồn cán bộ từ nơi khác. Phấn đấu quy hoạch theo cơ cấu ba độ tuổi, tỉ lệ công chức trẻ, công chức nữ phù hợp với từng đơn vị.

5. Công tác quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ công chức, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài. Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải thực hiện từ dưới lên trên; kết quả quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp dưới là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trên.

[...]
2