Loading


Quyết định 822/QĐ-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 822/QĐ-TTCP
Ngày ban hành 25/04/2007
Ngày có hiệu lực 10/05/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Trần Văn Truyền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ạnTHANH TRA CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 822/QĐ-TTCP

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA.

TỔNG THANH TRA

Căn cứ Luật Thanh tra, ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra”.

Điều 2. Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quy định này.

Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; quá trình thực hiện có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung báo cáo Tổng Thanh tra quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
VPTW, VPQH, VPCP (để biết);
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Tổng Thanh tra;
Các Phó Tổng thanh tra;
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Các vụ, đơn vị thuộc cơ quan TTCP;
Lưu VT, TH.

TỔNG THANH TRA




Trần Văn Truyền


 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 822/QĐ-TTCP ngày 25/4/2007 của Tổng Thanh tra)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Báo cáo công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng (sau đây gọi chung là báo cáo công tác thanh tra) tại quy định này là văn bản tổng hợp phải phản ảnh đầy đủ kết quả hoạt động thanh tra của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình, phải bảo đảm chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời mọi hoạt động về thanh tra kinh tế xã hội, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng lực lượng và các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thanh tra bộ, ngành Trung ương (sau đây gọi chung là thanh tra bộ), thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là thanh tra tỉnh), thanh tra sở ngành, thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thanh tra ở xã, phường, thị trấn.

Điều 2. Vụ trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Chánh thanh tra các cấp, các ngành; chủ tịch UBND xã có trách nhiệm lập báo cáo công tác thanh tra gửi tổ chức thanh tra cấp trên và thủ trưởng cơ quan cùng cấp theo quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và theo quy định này.

Điều 3. Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ báo cáo các nội dung thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Thanh tra tỉnh báo cáo toàn diện các nội dung công tác thanh tra theo phạm vi quản lý nhà nước; Thanh tra bộ báo cáo nội dung công tác thanh tra do Thanh tra bộ trực tiếp tổ chức thực hiện.

Điều 4. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng.

Chương 2:

NỘI DUNG VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 5. Báo cáo công tác thanh tra tháng (báo cáo tháng).

Thực hiện cho các tháng trong năm (trừ tháng 3, 6, 9 và tháng 12).

Nội dung báo cáo:

Kết quả thực hiện Luật Thanh tra, bao gồm:

Số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội triển khai trong tháng;

Số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội kết thúc, ban hành kết luận trong tháng, kết quả cụ thể (phân theo từng lĩnh vực, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự. Lưu ý báo cáo cụ thể vụ việc vi phạm có liên quan đến tham nhũng, lãng phí). Nêu cụ thể kết quả chỉ đạo xử lý về thanh tra của cấp có thẩm quyền;

[...]
4