Loading


Quyết định 86/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 86/2008/QĐ-TTg
Ngày ban hành 03/07/2008
Ngày có hiệu lực 31/07/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 86/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC DẠY NGHỀ THUỘC BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về dạy nghề, bao gồm các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Dạy nghề có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng cục Dạy nghề thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định:

a) Các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về dạy nghề;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, quyết định:

a) Các dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư về dạy nghề;

b) Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; quy hoạch mạng lưới, các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dạy nghề.

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án về dạy nghề sau khi được phê duyệt.

4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về dạy nghề, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

5. Về đào tạo nghề:

a) Quản lý danh mục nghề đào tạo;

b) Chủ trì tổ chức việc xây dựng và thẩm định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho từng nghề;

c) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình, giáo trình dạy nghề; việc áp dụng các chương trình đào tạo nghề của nước ngoài; việc đăng ký hoạt động dạy nghề; việc thực hiện tuyển sinh học nghề, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề, cấp văn bằng, chứng chỉ nghề. Kiểm tra các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam trong việc cấp bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài; việc đào tạo liên thông và liên kết đào tạo của các cơ sở dạy nghề;

d) Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng.

6. Về giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; việc thực hiện chính sách, chế độ đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; quy chế đánh giá viên chức dạy nghề; quy định về nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức dạy nghề; Hội giảng giáo viên dạy nghề các cấp;

b) Quản lý công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

c) Chỉ đạo tổ chức thi nâng ngạch viên chức dạy nghề;

d) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề theo quy định của pháp luật.

[...]
2