Loading


Quyết định 898/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 898/QĐ-TTg
Ngày ban hành 29/07/2023
Ngày có hiệu lực 29/07/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 898/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, với những nội dung sau:

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính nơi có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với diện tích khoảng 283.826,76 ha.

Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch được xác định như sau: Phía Bắc tiếp giáp các huyện Mường Chà, Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên); phía Đông tiếp giáp các huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) và các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu (tỉnh Sơn La); phía Nam tiếp giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và tỉnh Louang Phrabang (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào); phía Tây tiếp giáp các tỉnh Phongsali, Louang Phrabang (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào).

b) Phạm vi lập quy hoạch

- Quy mô lập quy hoạch: Có diện tích khoảng 308 ha, bao gồm:

+ Diện tích khu vực bảo vệ của 45 điểm di tích thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23 năm 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).

+ Diện tích của 05 điểm di tích đề xuất bổ sung, bao gồm: Sở Chỉ huy Đại đoàn 308 của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Sở Chỉ huy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308; Đồi Xanh; Sở Chỉ huy Đại đoàn 316; Trận địa pháo 105 mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ; nằm trên địa bàn 07 phường và 03 xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ, 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Tuần Giáo, 08 xã thuộc huyện Điện Biên.

- Ranh giới lập quy hoạch: Bao gồm các cụm di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; trong đó: 36 di tích và điểm di tích thuộc địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ; 03 điểm di tích thuộc huyện Tuần Giáo; 11 di tích và điểm di tích thuộc huyện Điện Biên.

Quy mô và ranh giới được thể hiện tại Bản đồ Phạm vi lập quy hoạch và xác định cụ thể tại bước tổ chức khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch.

2. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch

a) Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ gồm các điểm di tích, được phân thành 02 nhóm chính như sau:

- Nhóm 1: Các di tích liên quan đến trận địa phòng ngự của quân đội Pháp, là mục tiêu tấn công của bộ đội ta; bao gồm:

+ Những điểm di tích tiêu biểu: Di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Mường Thanh (Hầm chỉ huy của Tướng De Castries, hầm chỉ huy pháo binh của Piroth, các trận địa pháo, xe tăng, sân bay và cầu Mường Thanh, một số trung tâm đề kháng phía Đông và phía Tây);

+ Các cứ điểm phòng thủ là các cao điểm hỏa lực bảo vệ vòng ngoài (Him Lam, Độc lập, Bản Kéo thuộc phân khu Bắc và Hồng Cúm thuộc phân khu Nam). Ngoài ra, còn các di tích thuộc 05 cao điểm phía Đông là A1, C1, C2, D1 và E1.

- Nhóm 2: Các điểm di tích gắn với Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm: Căn cứ chỉ huy Sở chiến dịch Mường Phăng; các địa điểm di tích phục vụ chiến dịch; các trận địa tấn công của quân đội ta...

b) Các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường của khu vực xung quanh các di tích.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ