Loading


Quyết định 947/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 947/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 25/06/2013
Ngày có hiệu lực 01/07/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Phạm Thị Hải Chuyền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 947/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định của pháp luật, phân công của Bộ.

Vụ Pháp chế có tên giao dịch quốc tế là Department of Legal Afairs.

Điều 2. Vụ Pháp chế có nhiệm vụ

1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công của Bộ trưởng; hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động cho các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; quy định việc cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

c) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành;

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng tham gia ý kiến với tư cách thành viên Chính phủ hoặc góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, tổng kết và trình Bộ việc sửa đổi, bổ sung bộ luật, luật, pháp lệnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;

g) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và báo cáo việc thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm trình Bộ trưởng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

c) Chủ trì thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính

[...]
1