Loading


Quyết định 959/QĐ-BCT năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 959/QĐ-BCT
Ngày ban hành 08/02/2013
Ngày có hiệu lực 08/02/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 959/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ KẾ HOẠCH

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Kế hoạch là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực: xây dựng, qun lý, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thống kê; đầu tư; chương trình, đề án phát triển ngành theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tổng hợp, cân đối và hoàn chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án đầu tư của toàn ngành Công Thương để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; phối hợp thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, vùng kinh tế và vùng lãnh thổ; quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại các địa phương, các loại hình khu kinh tế; xây dựng các biện pháp quản lý vĩ mô ngành Công Thương. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham gia góp ý các văn bản liên quan đến công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương.

2. Đầu mối tổng hợp và cân đi các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án phát triển ngành Công Thương do Bộ quản lý trong phạm vi cả nước, bảo đảm cơ cấu kinh tế hợp lý trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu, liên doanh, liên kết kinh tế.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm ca các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; tnh Bộ trưởng quyết định giao kế hoạch xuất khẩu cho Bộ phận làm công tác thương mại tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

4. Tổ chức xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; kiến nghị sa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nếu không còn phù hợp.

5. Quản lý hoạt động đầu tư (trừ dự án đầu tư sử dụng vốn ODA):

a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, soạn thảo chính sách, pháp luật về đầu tư; tham gia đàm phán các hiệp định về đầu tư;

b) Đầu mối tổng hợp về tình hình đầu tư của toàn ngành Công Thương; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Bộ trưng phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ hoặc được giao quản lý và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát;

c) Chtrì thẩm định, trình Bộ phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Bộ trưng có ý kiến thẩm tra đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương;

đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan qun lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp;

e) Đầu mối tổng hợp số liệu về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công thương;

g) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm tra các dự án đầu tư ra nước ngoài và giải quyết khó khăn vướng mắc của các dự án đu tư ra nước ngoài do các đơn vị thuộc Bộ là chủ đầu tư.

6. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu thương mại tự do, Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

7. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thống kê công nghiệp và thương mại; cung cấp kịp thời các thông tin và báo cáo thống kê theo chế độ quy định để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác thống kê toàn ngành Công Thương theo quy định của pháp luật; tổ chức chỉ đạo, thu thập, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và lưu trữ thông tin thống kê của Bộ Công Thương; triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác đến công tác thống kê các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi qun lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.

8. Theo dõi, tổng hợp và chủ trì lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của ngành Công Thương. Chủ trì tổng hợp, phân tích, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của ngành Công Thương và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, tình hình đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ.

9. Chủ trì xây dựng chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

10. Đầu mối phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ quản lý ngành để xây dựng chương trình làm việc với các Hiệp hội ngành nghề.

11. Xác định nhu cầu, kế hoạch dự trữ quốc gia những mặt hàng thuộc danh mục dự trữ quốc gia của Chính phủ do ngành Công Thương quản lý.

[...]
4