Loading


Quyết định 959/QĐ-BTP năm 2021 phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học cấp bộ để tuyển chọn, xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 959/QĐ-BTP
Ngày ban hành 03/06/2021
Ngày có hiệu lực 03/06/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Phan Chí Hiếu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 959/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN, XÉT GIAO TRỰC TIẾP BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1319/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học cấp bộ để tuyển chọn, xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2022.

Điều 2. Viện Khoa học pháp lý tổ chức thông báo nội dung các nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và website của Viện Khoa học pháp lý theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử BTP;
- Lưu: VT, Viện KHPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

DANH MỤC

ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN, XÉT GIAO TRỰC TIẾP BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 959/QĐ-BTP ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

TT

Tên nhiệm vụ

Hình thức thực hiện

Định hướng mục tiêu nghiên cứu

Nội dung, phạm vi nghiên cứu

Kết quả đầu ra của nhiệm vụ

Phương thức tổ chức thực hiện

1

2

3

4

5

6

7

1.

Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030

Đề tài

Xác định rõ được những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030.

- Những vấn đề lý luận về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;

- Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay: thành tựu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân;

- Bối cảnh, yêu cầu và những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong điều kiện mới.

- Hệ thống luận điểm khoa học về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ nay đến năm 2030;

- Hệ thống kiến nghị về những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030 (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

2.

Các giải pháp nâng cao Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp nâng cao Chỉ scải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030.

- Những vấn đề lý luận về Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật;

- Thực trạng Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay;

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp nâng cao Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030.

- Hệ thống luận điểm khoa học về Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp nâng cao Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030 (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

3.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các giải pháp phòng, tránh hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế và hành chính ở Việt Nam.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp phòng, tránh hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế và hành chính ở Việt Nam hiện nay.

- Những vấn đề lý luận về phòng, tránh hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính;

- Thực trạng hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính (nếu có) và nguyên nhân;

- Bối cảnh, yêu cầu và giải pháp phòng, tránh hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế và hành chính ở Việt Nam hiện nay.

- Hệ thống luận điểm khoa học về phòng, tránh hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính (nếu có) và nguyên nhân;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp phòng, tránh hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế và hành chính ở Việt Nam hiện nay (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

4.

Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thực hiện chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

- Bản chất của chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước;

- Thực trạng và nhu cầu chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (tập trung vào hoạt động xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về thi hành pháp luật);

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (tập trung vào hoạt động xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về thi hành pháp luật).

- Hệ thống luận điểm khoa học về bản chất của chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng và nhu cầu chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (tập trung vào hoạt động xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về thi hành pháp luật);

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (tập trung vào hoạt động xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về thi hành pháp luật) (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

5.

Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

- Những vấn đề lý luận về thị trường dịch vụ pháp lý;

- Thực trạng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay: quy mô, mức độ phát triển và pháp luật điều chỉnh;

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

- Hệ thống luận điểm khoa học về bản chất, đặc điểm của thị trường dịch vụ pháp lý;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay: quy mô, mức độ phát triển và pháp luật điều chỉnh;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

6.

Các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay.

- Những vấn đề lý luận về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học;

- Thực trạng chất lượng đào tạo luật và kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay;

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay.

- Hệ thống luận điểm khoa học về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng chất lượng đào tạo luật và kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

7.

Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Những vấn đề lý luận về đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp;

- Thực trạng hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu đổi mới;

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Hệ thống luận điểm khoa học về bản chất, đặc điểm hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu đổi mới;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

8.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

- Những vấn đề lý luận về bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương;

- Thực trạng bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay;

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

- Hệ thống luận điểm khoa học về bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thi hành pháp luật của chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

9.

Cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo yêu cầu cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp thiết lập cơ sở pháp lý, xây dựng và hoàn thiện trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo yêu cầu cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

- Những vấn đề lý luận về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế;

- Thực trạng cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế;

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp thiết lập cơ sở pháp lý, xây dựng và hoàn thiện trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo yêu cầu cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

- Hệ thống luận điểm khoa học về bản chất, đặc điểm của việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp thiết lập cơ sở pháp lý, xây dựng và hoàn thiện trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo yêu cầu cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

10.

Kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam hiện nay: Lý luận, thực trạng và kiến nghị.

Đề tài

Xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp hoàn thiện kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam hiện nay.

- Những vấn đề lý luận về kỹ thuật lập pháp;

- Thực trạng kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam hiện nay (nêu rõ thành tựu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập);

- Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam hiện nay.

- Hệ thống luận điểm khoa học về bản chất, đặc điểm của kỹ thuật lập pháp;

- Hệ thống luận điểm khoa học về thực trạng kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam hiện nay;

- Hệ thống kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam hiện nay (nêu rõ lộ trình, điều kiện, địa chỉ ứng dụng);

- 02 bài tạp chí đăng trên tạp chí chuyên ngành luật.

Tuyển chọn

 

2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ