Loading


Quyết định 96/QĐ-VSD năm 2017 về quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành

Số hiệu 96/QĐ-VSD
Ngày ban hành 23/03/2017
Ngày có hiệu lực 01/05/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Người ký Dương Văn Thanh
Lĩnh vực Chứng khoán

TRUNG TÂM
LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/QĐ-VSD

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KÝ QUỸ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

TỔNG GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;

Căn cứ Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2015 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh và Thông tư số 23/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BTC;

Căn cứ Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;

Căn cứ Công văn số 1382/UBCK-PTTT ngày 16 tháng 03 năm 2017 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận ban hành Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán CKPS tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Bù trừ và Thanh toán Giao dịch Chứng khoán,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2017.

Điều 3. Giám đốc Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, Trưởng phòng Hành chính Quản trị, Trưởng phòng Bù trừ và Thanh toán Giao dịch Chứng khoán, Trưởng các phòng thuộc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBCKNN (để b/c);
- Các SGDCK;
- HĐQT;
- Ban TGĐ;
- CN VSD;
- Lưu VT, TTBT (19b).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Dương Văn Thanh

 

QUY CHẾ

KÝ QUỸ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ-VSD ngày 23 tháng 03 năm 2017 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam)

Quy chế này hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến mở, đăng ký thông tin tài khoản, ký quỹ, bù trừ, thanh toán, xử lý mất khả năng thanh toán và quản lý vị thế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là VSD) đối với các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (sau đây viết tắt là HĐTL chỉ số) và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (sau đây viết tắt là HĐTL TPCP) thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK).

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chứng khoán giao ngay: bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.

2. Ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (sau đây viết tắt là NHTT) là ngân hàng thương mại quản lý tài khoản tiền gửi ký quỹ của VSD và phục vụ hoạt động thanh toán tiền các giao dịch chứng khoán phái sinh mà VSD là đối tác bù trừ trung tâm.

3. Ngân hàng thanh toán của thị trường chứng khoán cơ sở là ngân hàng thương mại được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn phục vụ cho hoạt động thanh toán tiền các giao dịch chứng khoán giao ngay trên SGDCK và cho các hoạt động thanh toán khác.

4. Thế vị là việc giao dịch gốc giữa các Thành viên bù trừ (sau đây viết tắt là TVBT) bên bán và bên mua sẽ được thay thế bằng giao dịch giữa TVBT bên bán với VSD và giao dịch giữa VSD với TVBT bên mua. Sau khi thế vị, VSD sẽ trở thành đối tác bù trừ trung tâm của các TVBT bên mua và bên bán.

5. Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ là tỷ lệ giữa giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu với tổng giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ.

6. Phương pháp định lượng rủi ro VaR (Value at Risk) là phương pháp thống kê dựa trên phân tích dữ liệu lịch sử để xác định giá trị rủi ro của một danh mục đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy được xác định trước.

7. Giới hạn vị thế là số lượng tối đa các hợp đồng tương lai có cùng tài sản cơ sở nhưng khác tháng đáo hạn mà nhà đầu tư được nắm giữ trên từng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh.

[...]
1