Loading


Thông báo 208/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 208/TB-VPCP
Ngày ban hành 27/04/2017
Ngày có hiệu lực 27/04/2017
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI CUỘC HỌP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp về Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Dự thảo). Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Y tế, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tng hội Nông nghiệp Việt Nam. Sau khi nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đại biu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kinh tế nông thôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp của toàn thể nhân dân. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Quán triệt Nghị quyết Trung ương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 210), nhằm thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bn vững trên địa bàn nông thôn. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và là nội dung quan trọng trong quá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, tiếp tục tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Trong 03 năm qua, việc thực hiện Nghị định 210 đã đạt được kết quả nhất định, đến năm 2017 ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 280 tỷ đng cho 23 địa phương để triển khai 64 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với tng mức đầu tư 6.400 tđồng (tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chiếm 5,9%), các dự án đang triển khai sẽ tạo thêm nhiều việc làm, giá trị sản xuất tại các địa phương.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định 210 còn nhiều bất cập, do: nguồn lực hạn chế, quy hoạch sử dụng đt các địa phương thường xuyên thay đổi, tích tụ ruộng đất còn khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn nhiu rủi ro bất cập, chính sách bảo hiểm nông nghiệp không hiệu quả khiến doanh nghiệp khó tiếp cận ngân hàng, thủ tục hành chính (đất đai, xây dựng, môi trường, hỗ trợ đầu tư ...) còn phức tạp, mức được hỗ trợ cho các dự án còn hạn chế, nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, Nghị định 210 ban hành trước khi các Luật mới ban hành (Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng) nên một số quy định còn trùng lặp, vướng mắc khi hướng dẫn thực hiện, phát sinh nhiu thủ tục cho doanh nghiệp khi có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 210 để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới là rất cần thiết, tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương những cố gắng, quyết tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan trong thời gian ngắn đã phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức nhiều hội thảo, chuẩn bị tương đối bài bản hồ sơ Dự thảo Nghị định (Báo cáo, Tờ trình và Dự thảo Nghị định) để bước đầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

II. VỀ NỘI DUNG DỰ THẢO

1. Về căn cứ pháp lý để ban hành Nghị định, cơ bản đồng ý với Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên Ban soạn thảo cần xác định rõ căn cứ theo luật nào và các điều khoản tối đa thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định của Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và phát triển ngày càng nhiều doanh nghiệp hơn khu vực nông thôn. Trường hợp Luật chưa quy định, có thể quy định vào Dự thảo Nghị định này theo hình thức thí điểm để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Dự thảo cần kế thừa quan điểm của Nghị định 210, trong đó ưu tiên tạo thuận lợi nhất về điều kiện tiếp cận chính sách, tăng nguồn vốn hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn như: khuyến khích bng cả cơ chế ưu đãi và chính sách hỗ trợ, hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng ngân sách nhà nước. Dự thảo vận dụng các quy định Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng đáp dụng cơ chế chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, mặt khác Dự thảo cn tiếp cận Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3) và các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 về thể chế kinh tế thị trường.

3. Về tên Nghị định, cân nhắc lại nội dung khuyến khích doanh nghiệp hay phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn; cần xem xét, bổ sung vn đkhởi nghiệp trong nông nghiệp, nhm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

4. Về nội dung cụ thể, cần tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành và tập trung vào một số vấn đề sau:

a) Về tích tụ, tập trung đất đai, đây là vấn đề lớn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh về quy mô sản xuất trước bối cảnh toàn cầu hóa. Dự thảo cần tập trung vào các vấn đề miễn giảm thuế đất, công bố công khai quy hoạch, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất... Hiện nay, theo Luật đất đai năm 2013 không còn hình thức nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nên sẽ rất khó có cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất. Vì vậy, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với Luật Đất đai hiện hành;

b) Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp, theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP về thương hiệu, thương mại doanh nghiệp, chợ đu mi nông sản, ưu đãi thuế, hỗ trợ lãi suất ngân hàng …, quy định theo mức, khung tối đa cao nhất;

c) Về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đây là nội dung trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 30/NQ-CP. Trong đó, tập trung hỗ trợ trực tiếp để doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, mua công nghệ để đưa vào sản xuất; hỗ trợ phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt đã hỗ trợ xây dựng chợ thương mại điện tử nông sản quốc gia để tập trung sức mạnh thúc đẩy giao dịch hàng nông sản;

d) Về hạ tầng nông nông thôn, cần chú trọng để phát triển nông nghiệp như thủy lợi, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, chế biến sâu các sản phẩm chủ lực quốc gia và địa phương (gạo, cao su, cà phê, chăn nuôi...);

đ) Về hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương (tỉnh quy định tỷ lệ hỗ trợ). Lưu ý chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có năng lực là cơ sở cho phát triển vùng. Bổ sung các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xã hội hóa phát triển hạ tng cho nông thôn như: cung cấp nước sạch và xử lý môi trường; hỗ trợ sản phẩm có tiềm năng lợi thế, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, nhà ở công nhân;

e) Về cải cách thủ tục hành chính, cần quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Dự thảo cần rà soát các thủ tục giấy phép xây dựng tại khu vực nông thôn đảm bảo thuận tiện, phù hp với Luật Xây dựng; các thủ tục nhận hỗ trợ của doanh nghiệp cần đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, giảm chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hình thức rút gọn, nhằm đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức hội thảo để lấy thêm ý kiến các doanh nghiệp, các chuyên gia và nhà khoa học nhằm đánh giá thực trạng, bất cập của Nghị định 210, kiến nghị đề xuất các giải pháp đột phá, phù hợp, khả thi để xây dựng Nghị định mới.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định, tổng hợp trình Chính phủ ban hành trong quý III năm 2017.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổng hợp các dự án của doanh nghiệp đã đầu tư theo quy định của Nghị định 210 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ để sớm đưa dự án vào hoạt động.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (đ báo cáo);
- Văn phòng Trung ươ
ng;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Ủy ban Kinh tế Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan: KH&ĐT, NN&PTNT, TC, CT, TP, XD, Y t
ế, KH&CN, TN&MT, UBDT;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
- Hiệp hội DN nhỏ và vừa;
- Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH
, ĐMDN, PL, CN, KSTT;
- Lưu: V
ăn thư, NN (3). Thịnh

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

 

 

[...]
1