Thông báo 33/2021/TB-LPQT hiệu lực của Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân quốc
Số hiệu | 33/2021/TB-LPQT |
Ngày ban hành | 31/05/2021 |
Ngày có hiệu lực | 27/11/2021 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Đại hàn dân quốc |
Người ký | Park Noh-wan,Trần Hồng Hà |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NGOẠI
GIAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2021/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc, ký tại Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2021, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 11 năm 2021.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc (sau đây gọi là “Các Bên”):
Nhận thức rằng biến đổi khí hậu và các tác động bất lợi của nó là mối quan tâm chung của nhân loại, đòi hỏi những hành động chung và khẩn trương thực hiện,
Tái khẳng định Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (sau đây gọi là “Công ước”) đặt nền tảng vững chắc cho các nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, và Nghị định thư Kyoto của Công ước, theo sửa đổi bổ sung mới nhất ngày 08/12/2012, đóng vai trò là công cụ quan trọng trong việc thực hiện Công ước,
Hoan nghênh Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực, đóng vai trò trung tâm trong việc hướng dẫn nỗ lực hợp tác của các Bên nhằm giải quyết hiệu quả những thách thức của biến đổi khí hậu trong giai đoạn sau năm 2020,
Đã đồng ý như sau:
1. Mục đích của Thỏa thuận khung này là nhằm tăng cường năng lực của các Bên để giảm thiểu và/hoặc loại bỏ các phát thải khí nhà kính và thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, và từ đó tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi nền kinh tế của các Bên theo hướng phát thải ít các-bon và chống chịu được với biến đổi khí hậu.
2. Với mục đích tại khoản 1 nêu trên, Thỏa thuận khung này có mục đích xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện và cùng có lợi thông qua các hoạt động hợp tác do các Bên thỏa thuận.
Để đạt được mục đích của Thỏa thuận khung này, các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận khung này có thể bao gồm:
(a) Giảm và/hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, bao gồm, không kể những lĩnh vực khác, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý chất thải, nông nghiệp và lâm nghiệp;
(b) Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tập trung vào các chiến lược thích ứng;
(c) Hợp tác trong khoa học và công nghệ liên quan đến khí hậu bao gồm nhưng không hạn chế, về mô hình hoá, dự báo và quan trắc, phát triển và chuyển giao các công nghệ khí hậu;
(d) Vận dụng các cơ chế thị trường trong Thỏa thuận Pa-ri và xây dựng năng lực về đo lường, báo cáo và kiểm chứng (MRV) trong kiểm kê quốc gia; và
(e) Các lĩnh vực hợp tác khác theo thỏa thuận của các Bên.
BỘ NGOẠI
GIAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2021/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc, ký tại Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2021, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 11 năm 2021.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc (sau đây gọi là “Các Bên”):
Nhận thức rằng biến đổi khí hậu và các tác động bất lợi của nó là mối quan tâm chung của nhân loại, đòi hỏi những hành động chung và khẩn trương thực hiện,
Tái khẳng định Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (sau đây gọi là “Công ước”) đặt nền tảng vững chắc cho các nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, và Nghị định thư Kyoto của Công ước, theo sửa đổi bổ sung mới nhất ngày 08/12/2012, đóng vai trò là công cụ quan trọng trong việc thực hiện Công ước,
Hoan nghênh Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực, đóng vai trò trung tâm trong việc hướng dẫn nỗ lực hợp tác của các Bên nhằm giải quyết hiệu quả những thách thức của biến đổi khí hậu trong giai đoạn sau năm 2020,
Đã đồng ý như sau:
1. Mục đích của Thỏa thuận khung này là nhằm tăng cường năng lực của các Bên để giảm thiểu và/hoặc loại bỏ các phát thải khí nhà kính và thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, và từ đó tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi nền kinh tế của các Bên theo hướng phát thải ít các-bon và chống chịu được với biến đổi khí hậu.
2. Với mục đích tại khoản 1 nêu trên, Thỏa thuận khung này có mục đích xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện và cùng có lợi thông qua các hoạt động hợp tác do các Bên thỏa thuận.
Để đạt được mục đích của Thỏa thuận khung này, các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận khung này có thể bao gồm:
(a) Giảm và/hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, bao gồm, không kể những lĩnh vực khác, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý chất thải, nông nghiệp và lâm nghiệp;
(b) Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tập trung vào các chiến lược thích ứng;
(c) Hợp tác trong khoa học và công nghệ liên quan đến khí hậu bao gồm nhưng không hạn chế, về mô hình hoá, dự báo và quan trắc, phát triển và chuyển giao các công nghệ khí hậu;
(d) Vận dụng các cơ chế thị trường trong Thỏa thuận Pa-ri và xây dựng năng lực về đo lường, báo cáo và kiểm chứng (MRV) trong kiểm kê quốc gia; và
(e) Các lĩnh vực hợp tác khác theo thỏa thuận của các Bên.
Các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực quy định tại Điều 2 có thể bao gồm các nội dung dưới đây:
(a) Trao đổi giữa các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các học giả và các nhân viên chính phủ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, bao gồm việc cung cấp các cơ hội để đào tạo xây dựng năng lực;
(b) Các hoạt động tăng cường năng lực, bao gồm nhưng không hạn chế, về các cơ chế thị trường; MRV, các chiến lược thích ứng, các quy định về kỹ thuật và an toàn;
(c) Các hoạt động nhằm thúc đẩy các dự án và/hoặc các chương trình hợp tác công và tư, với kết quả đầu ra là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được sử dụng để đạt được những Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs) của các Bên;
(d) Các hoạt động tăng cường nỗ lực thích ứng nhằm ngăn chặn các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu; và
(e) Các hoạt động khác để thúc đẩy hợp tác theo thỏa thuận của các Bên.
1. Các Bên nhận thấy sự hợp tác liên quan đến các cơ chế thị trường quy định tại Điều 2 (d) có thể cung cấp sự linh hoạt trong việc thực hiện các NDC của các Bên và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của hai nước.
2. Các Bên sẽ nỗ lực sử dụng tiềm năng của các cơ chế thị trường được quy định tại Điều 3(b) và 3(c) liên quan đến việc sử dụng các kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có lợi cho hai nước.
Hợp tác về khoa học và công nghệ
1. Các Bên nhận thấy hợp tác về khoa học công nghệ trong lĩnh vực khí hậu nêu tại Điều 2(c) có thể thúc đẩy việc ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các NDC của cả hai bên trên cơ sở giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Các Bên sẽ nỗ lực để sử dụng tiềm năng hợp tác công nghệ thông qua các hoạt động nêu tại Điều 3(a), 3(c) và 3(d) để tăng cường khả năng sáng tạo công nghệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp có liên quan của hai nước.
1. Các Bên sẽ thành lập một Nhóm công tác chung về Hợp tác biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là “Nhóm công tác chung”) bao gồm các đại diện được chỉ định của mỗi Bên nhằm thúc đẩy và hợp tác trong việc thực hiện Thỏa thuận khung này, bao gồm cả thông qua việc đưa ra các đề xuất và quyết định.
2. Về nguyên tắc, Nhóm công tác chung sẽ tổ chức họp mỗi năm một lần, luân phiên tại Hàn Quốc và Việt Nam, tại địa điểm và thời gian được hai Bên nhất trí. Tần suất các cuộc họp của Nhóm công tác chung có thể được điều chỉnh theo sự thỏa thuận của các Bên.
3. Trong trường hợp cuộc họp của Nhóm công tác chung không tổ chức được, việc tiến hành tham vấn, khi cần thiết, sẽ được thực hiện thông qua các kênh thích hợp.
4. Các Bên có thể thỏa thuận thành lập các Tiểu nhóm công tác chung trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể thuộc Nhóm công tác chung, ví dụ như Tiểu nhóm công tác chung về Các cơ chế thị trường hay Hợp tác khoa học và công nghệ khí hậu. Trong các trường hợp như vậy, các Bên sẽ quyết định sự cần thiết của các tiểu nhóm này đối với việc thực hiện Thỏa thuận khung.
Hợp tác giữa và với các chủ thể phi nhà nước
1. Các Bên sẽ nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác giữa, không kể những chủ thể khác, các công ty, các nhà đầu tư, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức xã hội của hai nước.
2. Các Bên sẽ nỗ lực để tăng cường kết nối với các chủ thể phi nhà nước như các công ty, các nhà đầu tư, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức xã hội, để các chủ thể này có thể có nhiều cơ hội tốt hơn nhằm giải quyết những thách thức do biến đổi khí hậu.
1. Nhằm thúc đẩy hợp tác song phương theo Thỏa thuận khung này, các Bên có thể khuyến khích, khi thích hợp, việc ký kết các thỏa thuận bổ sung giữa, không kể các cơ quan khác, các cơ quan chính phủ, các công ty, các nhà đầu tư, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức xã hội.
2. Các thỏa thuận bổ sung này sẽ bao gồm các điều khoản quy định các hình thức hợp tác cụ thể, các thủ tục cần thiết tuân thủ và các vấn đề thích hợp khác, trong đó có việc giải quyết về các quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với luật pháp trong nước của mỗi Bên.
1. Các Bên sẽ tự chịu chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận khung này trên cơ sở bình đẳng, tùy thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và phù hợp với luật pháp và các quy định có hiệu lực của mỗi Bên.
2. Mỗi Bên có thể cung cấp cho Bên còn lại những hỗ trợ phù hợp cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận khung này.
Quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật
1. Các bên sẽ xem xét thích đáng việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ hoặc các quyền khác có tính chất độc quyền phát sinh từ các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận khung này và sẽ tham vấn bên kia cho mục đích này nếu cần thiết.
2. Việc điều chỉnh các quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận khung này sẽ được quy định trong các thỏa thuận bổ sung nêu tại Điều 8.
3. Các thông tin khoa học và công nghệ không có tính chất độc quyền phát sinh từ các hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận khung này sẽ được cung cấp, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác, cho các bên thứ ba theo các kênh truyền thống và phù hợp với các thủ tục thông thường của các cơ quan, tổ chức tham gia.
4. Các Bên sẽ bảo vệ tính bảo mật của các tài liệu, thông tin và dữ liệu được cung cấp và được xác định là bảo mật bởi riêng bất kỳ bên nào. Không Bên nào được tiết lộ các tài liệu, thông tin và dữ liệu bảo mật đã được chia sẻ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên kia.
Sự liên quan đến các Thỏa thuận khác
1. Không có điều khoản nào trong Thỏa thuận khung này sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ của các Bên phát sinh từ bất kỳ các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến biến đổi khí hậu mà các Bên là thành viên.
2. Các thỏa thuận bổ sung được đề cập tại Điều 8 sẽ được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc gia và quy định có liên quan của mỗi Bên.
Bất kỳ tranh chấp phát sinh từ việc diễn giải hoặc thực hiện Thỏa thuận khung này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng giữa các Bên.
Các Bên sẽ thông báo cho nhau thông qua các kênh ngoại giao về việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý nội bộ cần thiết để Thỏa thuận khung này có hiệu lực thi hành. Thỏa thuận khung này sẽ có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo cuối cùng của các Bên.
Thỏa thuận khung này có thể được sửa đổi với sự đồng ý bằng văn bản của các Bên vào bất kỳ thời điểm nào. Mọi sửa đổi được các Bên chấp thuận sẽ có hiệu lực theo thủ tục quy định tại Điều 13.
1. Thỏa thuận Khung này sẽ có hiệu lực trong thời gian năm (5) năm và sẽ được tự động gia hạn các giai đoạn năm (5) năm tiếp theo, trừ khi một trong hai Bên thông báo cho Bên còn lại bằng văn bản về ý định chấm dứt Thỏa thuận khung này sáu (6) tháng trước thời hạn kết thúc của giai đoạn hiện tại.
2. Mỗi Bên có thể thông báo bằng văn bản qua các kênh ngoại giao vào bất kỳ thời điểm nào cho Bên còn lại về quyết định chấm dứt Thỏa thuận khung này. Trong trường hợp đó, Thỏa thuận khung này sẽ chấm dứt sau ba (3) tháng kể từ khi Bên nhận nhận được thông báo, trừ khi thông báo chấm dứt được thu hồi theo thỏa thuận trước khi kết thúc thời hạn hiệu lực của giai đoạn hiện tại.
3. Việc hết hạn hoặc chấm dứt Thỏa thuận khung này sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thành bất kỳ hoạt động hợp tác nào đang triển khai trong khuôn khổ Thỏa thuận khung, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được Chính phủ nước mình ủy quyền, đã ký Thỏa thuận khung này.
Làm thành hai bộ tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 31 tháng 5 năm 2021, bằng tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh, tất cả ba bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào, bản tiếng Anh sẽ được sử dụng để tham chiếu.
THAY MẶT |
THAY MẶT |
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Korea (hereinafter referred to as the “Parties”),
Recognizing that climate change and its adverse effects are a common concern to humankind which require urgent and collective action,
Reaffirming that the United Nations Framework Convention on Climate Change (hereinafter referred to as the “Convention”) lays a firm foundation for international efforts to combat climate change, and that the Kyoto Protocol to Convention, as last amended on 8 December 2012, has been instrumental in implementing the Convention,
Welcoming the entry into force of the Paris Agreement, which will play a central role in guiding the Parties' cooperative efforts to effectively address the challenges of climate change during the post-2020 period,
Have agreed as follows:
1. The purpose of this Framework Agreement is to strengthen the Parties’ capacity to reduce and/or eliminate greenhouse gas emissions and adapt to the adverse impacts of climate change, and thereby facilitate the Parties’ transition towards low carbon and climate resilient economies.
2. For the purpose stated in paragraph 1 above, this Framework Agreement aims to build a mutually beneficial and comprehensive partnership through cooperative activities to be agreed upon by the Parties.
In order to achieve the purpose of this Framework Agreement, the areas of cooperation under this Framework Agreement may include the following:
(a) reduction and/or elimination of greenhouse gas emissions in potential sectors of cooperation, including, inter alia, energy, industry, transportation, building, waste management, agriculture and forestry;
(b) enhancement of capacity to adapt to climate change, especially by focusing on adaptation strategies;
(c) cooperation on climate-related science and technology including, but not limited to, modeling, prediction and observation, and the development and transfer of climate technologies;
(d) utilization of the market mechanisms in the Paris Agreement and capacity-building on the measurement, reporting and verification (MRV) of national inventories; and
(e) other areas of cooperation as may be mutually agreed upon by the Parties.
Cooperative activities in the areas set out in Article 2 may include the following:
(a) exchanges between climate change experts, researchers, scholars and governmental officials, including by providing opportunities for capacity building training;
(b) activities to enhance capacities including, but not limited to, market mechanisms, MRV, adaptation strategies, safety and technical regulation;
(c) activities to promote public and private projects and/or programs, resulting in greenhouse gas mitigation outcomes used to achieve both Parties’ nationally determined contributions (NDCs);
(d) activities to strengthen adaptation efforts to prevent the adverse effects of climate change; and
(e) other activities to promote cooperation as may be mutually agreed upon by the Parties.
1. The Parties recognize that cooperation related to the market mechanisms referred to in Article 2(d) can provide flexibility in the implementation of the Parties’ NDCs and contribute to promoting the sustainable development of the two countries.
2. The Parties shall make efforts to utilize the potential of the market mechanisms provided in Article 3(b) and 3(c), which will involve the use of mitigation outcomes that are beneficial for the two countries.
Science and Technology Cooperation
1. The Parties recognize that the climate-related science and technology cooperation referred to in Article 2(c) can enable both Parties to respond to climate change and to implement the Parties’ NDCs based on greenhouse gas mitigation and climate change adaptation technologies.
2. The Parties can make efforts to utilize the potential of technology cooperation through the activities set out in Article 3(a), 3(c) and 3(d) in order to enhance technological innovation capabilities and to promote the related industries of the two countries.
1. The Parties shall establish a Joint Working Group on Climate Change Cooperation (hereinafter referred to as the “JWG”), comprising representatives designated by each Party, to facilitate and coordinate the implementation of this Framework Agreement, including through making recommendations and decisions.
2. The JWG shall meet in principle once a year, alternately in the Republic of Korea and the Socialist Republic of Viet Nam, at a place and date to be mutually agreed upon. The frequency of the JWG’s meetings may be adjusted by mutual consent of the Parties.
3. In the case that the JWG is not in session, consultations shall, when necessary, be conducted through the appropriate channels.
4. The Parties may agree to establish subsidiary bodies on certain areas of cooperation under the JWG, such as a Joint Sub-working Group for Market Mechanisms and a Joint Sub-working Group for Science and Technology Cooperation, in the case that the Parties decide that such bodies are necessary for the implementation of this Framework Agreement.
Cooperation between and with Non-State Actors
1. The Parties shall make efforts to enhance cooperation between, inter alia, companies, investors, research institutes, universities, and social organizations of the two countries.
2. The Parties shall make efforts to strengthen communication with non-State actors, such as companies, investors, research institutes, universities, and social organizations, so that they have better opportunities to address the challenges of climate change.
1. With a view to facilitating the bilateral cooperation under this Framework Agreement, the Parties may encourage, where appropriate, the conclusion of supplementary arrangements between, inter alia, government agencies, companies, investors, research institutes, universities and social organizations.
2. Such supplementary arrangements shall include provisions for particular forms of cooperation, the procedures to be followed, and other appropriate matters, including the treatment of intellectual property rights in accordance with each Party’s domestic law.
1. The Parties shall bear the expenses to be incurred in conjunction with the implementation of the cooperative activities under this Framework Agreement on an equal basis, subject to the availability of resources and in accordance with the applicable national laws and regulations of each Party.
2. Each Party may provide the other Party with the appropriate assistance necessary for the implementation of the cooperative activities under this Framework Agreement.
Intellectual Property Rights and Confidentiality
1. The Parties shall give due consideration to the protection of intellectual property rights or other rights of a proprietary nature resulting from the cooperative activities under this Framework Agreement and shall consult each other for this purpose as necessary.
2. The treatment of intellectual property rights arising from the cooperative activities under this Framework Agreement shall be provided for in the supplementary arrangements mentioned in Article 8.
3. Scientific and technological information of a non-proprietary nature derived from cooperative activities under this Framework Agreement shall be made available, unless otherwise agreed, to third parties through customary channels and in accordance with the normal procedures of the participating agencies.
4. The Parties shall protect the confidentiality of the documents, information, and data provided and specified as confidential by any of the respective Parties. Neither Party shall disclose the shared confidential documents, information, and data to any third party without the prior written consent of the other Party.
1. Nothing in this Framework Agreement shall affect the obligations of the Parties deriving from any relevant international agreements relating to climate change to which they are party.
2. The supplementary arrangements referred to in Article 8 shall be carried out in accordance with the relevant national laws and regulations of each Party.
Any disputes arising from the interpretation or implementation of this Framework Agreement shall be settled through consultations between the Parties.
The Parties shall notify each other through diplomatic channels of the completion of their internal legal procedures necessary for the entry into force of this Framework Agreement. This Framework Agreement shall enter into force thirty (30) days after the date of receipt of the later notification.
This Framework Agreement may be amended with the mutual written consent of the Parties at any time. Any amendments agreed by the Parties shall enter into force in accordance with the procedure set out in Article 13.
1. This Framework Agreement shall remain in force for a period of five (5) years and shall be automatically renewed for successive periods of five (5) years, unless either Party notifies the other Party in writing, six (6) months prior to the expiration of the current period, of its intention to terminate this Framework Agreement.
2. Each party may at any time give notice in writing through diplomatic channels to the other Party of its decision to terminate this Framework Agreement. In such case, this Framework Agreement shall be terminated three (3) months after the date of receipt of the notice by the other Party, unless the notice to terminate is withdrawn by agreement before the expiry of this period.
3. The expiration or termination of this Framework Agreement shall not affect the completion of any ongoing cooperative activities under this Framework Agreement, unless otherwise mutually agreed by the Parties.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments, have signed this Framework Agreement.
DONE in duplicate in Hanoi, Viet Nam, on the 31st day of May, 2021, in the Korean, Vietnamese and English languages, all three texts being equally authentic. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE
GOVERNMENT OF |
FOR THE
GOVERNMENT OF |