Loading


Thông báo 354/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 354/TB-VPCP
Ngày ban hành 01/11/2016
Ngày có hiệu lực 01/11/2016
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 354/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG NAM

Ngày 28 tháng 9 năm 2016, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 và 9 tháng đầu năm 2016; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thời gian tới và một số kiến nghị của Tỉnh. Cùng dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. Sau khi nghe lãnh đạo Tỉnh báo cáo và ý kiến của các bộ, cơ quan dự họp, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam về những kết quả đạt được thời gian qua. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, với truyền thống cách mạng kiên trung, anh dũng, Tỉnh đã đóng góp nhiều sức người, sức của và chịu nhiu hy sinh, mt mát; s gia đình chính sách, người có công và Mẹ Việt Nam Anh hùng lớn nhất cả nước. Đồng thời, với tinh thần năng động, sáng tạo, đoàn kết, dám nghĩ dám làm, từ một địa phương rt khó khăn với xuất phát điểm thấp, nhiều huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, khai thác tt tim năng, lợi thế, đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể là:

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt gần 11,5%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ 22,4% năm 2010 xuống còn 16%, khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng từ 77,6% lên trên 84% vào năm 2015. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 15,2%/năm; giá trị xuất khẩu tăng trên 17,3%/năm; khách du lịch lưu trú tăng từ 1,1 triệu lên hơn 2,1 triệu lượt. Chương trình xây dựng nông thôn mới đt kết quả tích cực; đã có 02 huyện với 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, cao hơn mức bình quân của cả nước.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, chú trọng, nhất là thực hiện chính sách người có công, đn ơn đáp nghĩa, giảm nghèo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hơn 2,8%/năm, từ 24,1% năm 2010 xuống 9% năm 2015.

Trong 9 tháng năm 2016, Tỉnh tiếp tục đạt những kết quả nổi bật: tăng trưởng kinh tế gần 12%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14%; thu ngân sách tăng 40%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 25,4%; khách du lịch tăng 17%. Cấp phép cho 20 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 3.381 tỷ đồng và 10 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 105 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực lên 129 dự án với tng vốn đăng ký hơn 1,9 tỷ USD. Đăng ký thành lập mới cho 644 doanh nghiệp với tổng vn đăng ký gần 3.600 tỷ đồng. Từ năm 2017, Tỉnh trở thành địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương, đây là cố gắng đáng được biểu dương. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, chính sách người có công tiếp tục được quan tâm; giải quyết việc làm mới tăng gần 6% so với cùng kỳ.

2. Bên cạnh các kết quả đạt được, Tỉnh còn một số khó khăn, thách thức:

Tăng trưởng kinh tế từ năng lực sản xuất nội tại chưa bền vững; chưa phát huy được hết những tiềm năng, lợi thế, nhất là dịch vụ, du lịch, kinh tế biển. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn lớn; tỷ lệ nghèo còn cao, đặc biệt ở vùng miền núi và dân tộc thiu số.

Sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa xác định rõ được sản phẩm nông nghiệp chủ lực; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chậm được triển khai ở một số địa bàn, nhất là ở các xã vùng miền núi.

Việc thu hút, xúc tiến các dự án FDI, các dự án ln mang tính đột phá còn hạn chế. Nhiều khu, cụm công nghiệp cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nên khó khăn trong việc thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy thấp. Tỷ lệ số người dân/doanh nghiệp còn thấp so với bình quân cả nước.

Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, tiến độ thi công một số dự án, công trình chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, nợ công còn cao. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và môi trường còn nhiều tồn tại, hạn chế.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tnh Quảng Nam cần phát huy truyền thống tốt đẹp và những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế yếu kém, nỗ lực hơn nữa, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, có giải pháp quyết liệt, cụ thể để xây dựng Tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, là một mô hình kiểu mẫu; cùng với thành phố Đà Nng và tnh Quảng Ngãi trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của vùng Trung Trung bộ, Quảng Nam cần có biện pháp đột phá vươn lên trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đẩy mạnh công tác đối ngoại trong thời gian đến, trước hết tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Tập trung quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. Chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các gii pháp trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, tạo tiền đề vững chắc cho phát trin bền vững những năm tiếp theo.

2. Tập trung phát triển kinh tế; rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngành, kết cu hạ tầng, đô thị và nông thôn gắn vi ứng phó biến đổi khí hậu; cơ cấu, sắp xếp lại quy hoạch dân cư gắn với phát triển nông nghiệp và làng nghề, phục vụ du lịch, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là vùng phía Tây ca Tỉnh.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường liên kết theo chuỗi và ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; ưu tiên phát triển các mô hình trang trại quy mô lớn; tập trung chăn nuôi đại gia súc; phát triển mạnh kinh tế biển, nhất là đánh bắt xa bờ.

Làm tốt quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch, không thực hiện những dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường; phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, lắp ráp ô tô, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp. Tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI chất lượng cao, công nghệ cao vào các khu công nghiệp của Tỉnh. Chú trọng phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân; khuyến khích người dân làm giàu.

3. Tập trung mọi nguồn lực phát triển dịch vụ, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đạt 8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4 triệu khách du lịch quốc tế, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của một địa phương duy nhất trong cả nước có 2 Di sản Văn hóa Thế giới. Trước hết, cần đặc biệt chú ý đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch, dịch vụ; tạo được chuỗi liên kết du lịch với các tnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa và các Trung tâm du lịch lớn của cả nước.

4. Đẩy mnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bộ máy lãnh đạo các cấp, từ tỉnh đến huyện, xã phải nhiệt huyết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tận tụy, xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lượng xử lý thông tin phản hồi của các doanh nghiệp, người dân; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; phòng chống tham nhũng, lãng phí.

5. Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Tnh, đặc biệt là vùng giáp ranh, biên giới; kiên quyết xử lý vi phạm, đảm bảo môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; chủ động phòng chống thiên tai, cháy rừng, sạt lở cửa sông, cửa biển.

6. Tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Cả hệ thống chính trị, cộng đng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh phải tập trung làm tt công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở khu vực các huyện nghèo phía Tây của Tnh và đng bào dân tộc thiểu s gn với bảo vệ phát triển rừng. Tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH:

1. Về việc để lại một số nguồn thu nội địa phát sinh trên địa bàn trong năm 2017 và các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định 2017-2020: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phi hợp với các bộ ngành liên quan xem xét đề nghị của Tnh trong quá trình xây dựng phương án về tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và địa phương giai đoạn 2017-2020 để bo đảm nguồn lực cn thiết cho Tnh trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện các chính sách đối với người có công, giảm nghèo, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 2.

2. Về sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng hết của năm 2015 để hoàn thiện kết cấu hạ tầng của Tỉnh và thanh toán nợ khối lượng hoàn thành các dự án: Đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Tài chính xem xét, xử lý cụ thể theo quy định tại Quyết định số 383/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính ph.

3. Về việc hỗ trợ Tỉnh thực hiện xây dựng 20.254 nhà ở cho người có công (theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013): Đồng ý chủ trương, Tỉnh tạm ứng từ ngân sách địa phương để làm trước 10 nghìn nhà chính sách cho người có công. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Xây dựng cân đối nguồn vốn để hoàn trả vốn ứng trước của Tnh; rà soát tổng thể tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở người có công, trong đó có tnh Quảng Nam, để cân đối, bố trí vốn hỗ trợ phù hợp cho các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Về Đề án cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An: Đồng ý tỉnh Quảng Nam xây dựng Đề án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ